| Hotline: 0983.970.780

10 món ăn dưỡng sinh trị đau bụng mãn

Thứ Ba 24/12/2013 , 10:13 (GMT+7)

Để có thể tham khảo và áp dụng có hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu cụ thể để có thể chọn lựa cách trị liệu sao cho thích hợp...

Đau bụng mãn có nhiều nguyên nhân khác nhau thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn… Để có thể tham khảo và áp dụng có hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu cụ thể để có thể chọn lựa cách trị liệu sao cho thích hợp.


Ảnh minh họa

1. Trị đau bụng do lạnh: Dùng món “cháo thịt chó, cháo đậu”: Thịt chó 250g, đậu 20g, gạo lức 100g, muối vừa đủ. Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho  đậu (đã nấu chín) và muối, đun sôi một lúc  là được. Ngày ăn 2 lần.

2. Trị đau bụng, tức ngực, miệng khát: Dùng món “cháo gạo  nếp  đậu xanh, lá sen”: Đậu xanh 50g, lá sen tươi 2 lá, đường trắng 150g, gạo nếp 100g. Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi, trước khi nhừ đậu cho gạo nếp vo sạch vào nấu cháo loãng. Rửa sạch lá sen, chần qua nước sôi, bỏ 1 lá dưới đáy nồi, đổ cháo  nếp đậu xanh lên trên, phía trên đậy 1 lá sen, đậy vung lại, 5 phút sau bỏ lá sen, cho đường vào là được. Ăn trong ngày.

3. Trị bụng đau do lạnh, hay nôn, chân tay phù: Dùng món “cháo cá diếc, đậu đỏ”: Cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa  đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.

4. Trị đau bụng, viêm dạ dày, nôn: Dùng món “cháo nấm thịt bò”: Nấm 100g, thịt bò 100g, gạo lức 100g, hành băm 10g, gừng tươi băm nhỏ, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt bò nấu chín, thái mỏng,  nấm rửa sạch. Thịt, gạo, nấm cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu cháo. Cháo chín cho gia vị vào 1 lúc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con.

5. Trị bụng đau do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính: Dùng “cháo táo đỏ, gạo nếp”:  Táo đỏ 15g, gạo nếp 60g. Táo ngâm 1 giờ, sau cho cùng gạo nếp nấu cháo. Ngày ăn  2 lần. Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược,  viêm ruột, dạ dày mãn tính.

6. Chữa tỳ vị hư hàn, bụng trướng mãn, đau: Dùng món “canh gà nấu đảng sâm”: Gà trống 1 con, quế bì 5g, gừng khô 10g, đảng sâm 30g, thảo quả 8g, trần bì 5g, hạt tiêu 10 hạt, xì dầu, muối vừa đủ. Thịt gà bỏ ruột rửa sạch cho vào nồi cùng các gia vị, nước vừa đủ ninh kỹ thấy thịt chín thì lọc lấy nước. Ăn thịt, uống canh.

7. Trị tỳ vị hư hàn, bụng đau, lưng gối đau yếu, dương sự kém: Dùng món “canh cật dê”: Cật dê 1 cái, mỡ dê 50g, nhục thung dung 12g, thảo quả 5g, bột mì 50g. Xì dầu, hành, muối vừa đủ. Bột mì gia công thành sợi dẹt. Cật dê rửa sạch bóc màng mỡ. Các món kia cho vào túi vải bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa. Khi cật dê chín cho gia vị, sợi mì nấu chín là được. Ăn trong ngày.

8. Trị bụng đau ngâm ngẩm, nôn nước trong: Dùng món “canh dạ dày lợn”: Dạ dày lợn 150g, gừng tươi 15g,  nhục quế 3g, muối vừa đủ, hầm cách thuỷ. Ăn kèm trong bữa ăn, ngày ăn 2 lần.

9. Trị bụng lạnh đau, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn uống kém: Dùng món “canh thịt bò nấu cao lương khương”: Thịt bò 200g, cao lương khương 10g, gừng khô 3g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch, lọc gân, dây chằng, thái nhỏ. Cao lương khương rửa sạch. Cho các thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, rồi hạ nhỏ lửa sau 2 giờ thì  cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

10. Trị bụng đau, dạ dày do vị hàn, ăn uống kém, tiêu hoá không tốt: Dùng món canh “canh cá diếc nấu gừng vỏ quýt”: Cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, vỏ quýt 10g, hạt tiêu, muối vừa đủ. Làm cá sạch, bỏ ruột. Gừng vỏ quýt rửa sạch thái nhỏ, cho vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, ninh chín, cho gia vị là được. Ăn cá uống nước canh lúc bụng đang còn đói.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm