| Hotline: 0983.970.780

10 năm cải cách thủ tục hành chính: Khai thông ách tắc trong quản lý

Thứ Hai 01/11/2010 , 09:59 (GMT+7)

Trong 10 năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ CCHC được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Bộ NN-PTNT và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tổng kết chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính (CCHC) giai đoạn 2001 – 2010 của Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước toàn ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở khu vực nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm mà công tác CCHC đạt được trong 10 năm qua.

Cắt giảm gần 50% chi phí thủ tục hành chính

Cục BVTV, từ 1/3/2005 đến giữa tháng 10/2010, tất cả các cá nhân, tổ chức đến liên hệ giải quyết các công việc trong lĩnh vực thực hiện mô hình “một cửa” đều được thực hiện nghiêm túc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Cục. Trong thời gian trên, bộ phận này đã tiếp nhận và giải quyết hơn 10 nghìn hồ sơ, trong đó hơn 4 nghìn hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thực vật NK, gần 6 nghìn hồ sơ đăng ký thuốc và NK thuốc BVTV…, tất cả các hồ sơ đều được tiếp nhận và giải quyết đúng quy trình, trả đúng hẹn và nhiều hồ sơ được trả ngay trong ngày.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, qua một thời gian thực hiện cơ chế “một cửa”, cán bộ công chức của Cục đã nhận thức rõ vai trò to lớn của công tác CCHC nên công việc đã đi vào nền nếp. Đặc biệt, bộ phận “một cửa” đã nhận việc đăng ký hồ sơ qua e-mail, fax và các “cửa” khác để tiện ích về thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến gian dịch, đăng ký và hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ CCHC được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Bộ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN đầu tư phát triển SXKD trong lĩnh vực NN - PTNT, giải quyết nhanh chóng, thuận lợi công việc của các tổ chức, cá nhân, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của Bộ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính.

Ông Nguyễn Minh Nhạn, Chánh văn phòng Bô NN-PTNT cho biết, Bộ đã tập hợp, nghiên cứu gần 1.000 văn bản pháp luật trong lĩnh vực này, trong đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung gần 270 văn bản, kiến nghị thay thế 41 văn bản. Theo thống kê, chi phí trước khi thực hiện đơn giản hóa CCHC là hơn 4,1 nghìn tỷ đồng, sau khi giản hóa, chi phí này giảm xuống gần 50%. Cuối năm 2005, Bộ NN-PTNT cơ cơ quan trực thuộc Chính phủ đầu tiên áp dụng cơ chế “một cửa” tại 5 cục, được dư luận hết sức hoan nghênh.

Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành

Đánh giá hiệu quả CCHC trong 10 năm qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, kết quả tích cực nhất vẫn là giảm thiểu các thủ tục cho DN và người dân trong quá trình nộp hồ sơ và giải quyết khúc mắc. Ngoài ra, CCHC của Bộ giúp Chính phủ và Quốc hội ban hành hàng loạt các chính sách vĩ mô, khai thông ách tắc, khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản và xử lý các vấn đề lũ lụt, thiên tai…

Bộ NN-PTNT đã xây dựng 2 chuyên trang về CCHC (http://cchc.omard.gov.vn) và thủ tục hành chính (http://tthc.omard.gov.vn) trên trang web của Bộ. Các chuyên mục, chuyên trang về CCHC trên Báo NNVN cũng được thực hiện. Ngoài ra, Bộ còn tổ chức tuyên truyền CCHC bằng những hình thức khác như tập huấn, phổ biến các nội dung về vấn đề này cho cán bộ công chức của bộ phận “một cửa” và các đơn vị liên quan của Bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác CCHC vẫn chưa thực sự đóng góp nhiều vào việc ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều tầng nấc, nhiều “cửa”. Tình trạng giải quyết công việc liên quan đến CCHC còn chậm và có biểu hiện sách nhiễu DN và nhân dân.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong thời gian tới, tức là giai đoạn 2011 – 2020, Bộ NN –PTNT vẫn tiếp tục hướng vào mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả bộ máy Nhà nước đối với toàn ngành và sẽ được cụ thể hóa thành những chương trình hành động. Về cải cách thể chế, theo Bộ trưởng, trước mắt cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực NN - PTNT theo cơ chế thị trường định hướng XHCN phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là những quy định của WTO. Ngoài ra, cần chú trọng đổi mới quy trình, thủ tục soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đổi mới quy trình xây dựng văn bản pháp luật, chú trọng hoạch định, phân tích chính sách, đánh giá tác động của những chính sách trong giai đoạn thực thi.

Hơn nữa, vấn đề minh bạch hóa các văn bản pháp luật cũng cần được tăng cường. “Văn phòng thường trực CCHC của Bộ sẽ giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện CCHC trong thời gian tới, bảo đảm công khai, minh bạch và hướng đến mục tiêu giảm thiểu thủ tục cho nhân dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm