| Hotline: 0983.970.780

10 sự kiện nổi bật năm 2014

Thứ Tư 31/12/2014 , 10:11 (GMT+7)

2014 là một năm đáng nhớ với thế giới với rất nhiều sự kiện có ảnh hưởng mạnh đến tình hình chính trị và an ninh toàn cầu. Dưới đây là tổng hợp ngắn gọn về 10 sự kiện nổi bật nhất của năm qua.

1. Khủng hoảng chính trị Ukraina

Các cuộc biểu tình trên khắp miền Tây Ukraina đã bất ngờ trở nên đẫm máu khi cảnh sát chống bạo động dùng vũ lực để giải tán trại của người biểu tình vào ngày 18/2/2014.

Hơn 77 người từ cả 2 phía thiệt mạng trong 48 giờ đẫm máu nhất lịch sử của Ukraina từ khi giành độc lập.

4 ngày sau, 22/2, Tổng thống Yanukovych đã phải rời khỏi Kiev, mở đường cho một quốc hội mới được bầu cử bởi phe biểu tình thân phương Tây nhưng đây cũng là lúc mở ra một thời kỳ bất ổn chính trị lớn cho Ukraina.

2. Nga chiếm đóng Crimea

Ngày 19/3, lực lượng vũ trang Nga đã chiếm đóng bán đảo Crimea. Rất nhanh sau đó, một cuộc bỏ phiếu độc lập được tiến hành đã sáp nhập Crimea vào Nga trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng đây là sự “vi phạm chủ quyền Ukraina trắng trợn của Putin”.

Chưa dừng lại ở đó, Nga đã ủng hộ các lực lượng chống đối ở miền Đông về cả mặt quân sự lẫn kinh tế trong các cuộc đụng độ với Kiev. Số người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ đã lên tới 4.000.

Các sự kiện liên quan đến Ukraina đã đẩy quan hệ Nga và phương Tây xuống mức tồi tệ nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc với hàng loạt các trừng phạt kinh tế được áp dụng từ cả hai bên.

3. Thảm hoạ hàng không chưa có lời giải

2014 cũng là năm bí ẩn với hàng không thế giới khi 3 máy bay của Malaysia bị rơi, mất tích mà chưa có lời giải. MH 370 khởi hành từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh mang theo 239 người trên khoang đã không bao giờ hạ cánh tại Bắc Kinh theo lịch trình.

Một cuộc tìm kiếm quy mô nhất trong lịch sử hàng không với sự tham gia của nhiều quốc gia đã và đang được tiến hành nhưng xác máy bay vẫn chưa được tìm thấy.

Còn MH 17 khởi hành từ Amsterdam đi Kuala Lumpur đã bị bắn hạ bởi một vật thể chưa xác định trên không phận phía đông Ukraina đã làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Và mới nhất hôm 28/12, máy bay chở 162 người của Hãng AirAsia từ Indonesia đi Singapore bị mất tích khi chỉ còn đúng 3 ngày nữa là kết thúc năm.

4. Dịch Ebola

Giữa tháng 3, Guinea thông báo với WHO về một “loại virus bí ẩn” đang lan nhanh tại quốc gia này. Virus này, được xác định là Ebola, một loại virus vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, đã lây lan rất nhanh với số ca nhiễm được ghi nhận từ Tây Phi đến châu Âu sang tận Bắc Mỹ.


Cuộc chiến với dịch Ebola vẫn còn đang tiếp diễn

Guinea, Sierra Leon và Liberia là 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất chủ yếu vì cơ sở y tế hạn chế và việc cách ly gặp nhiều khó khăn.

Cho đến nay, Ebola đã giết chết 7.588 người, chủ yếu ở Tây Phi. Tổng thống Mỹ Obama coi Ebola là một mối nguy hiểm đến an ninh toàn cầu và đã tăng viện trợ cũng như cử các chuyên gia y tế hỗ trợ các quốc gia bị thiệt hại nặng nề.

5. Nhà nước hồi giáo - IS

Tháng 6, một tổ chức khủng bố có tiền thân từ Al-Qaeda đã chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ 2 tại Iraq. Tổ chức này tự gọi mình là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) với mong muốn thành lập một Nhà nước Hồi giáo được cai quản bằng luật Sharia trên lãnh thổ Syria và Iraq.

IS được biết đến bởi sự man rợ với các cuộc thảm sát tôn giáo, hành hình các con tin phương Tây và đăng lên mạng internet, buôn bán nô lệ là phụ nữ và trẻ em...

Năm 2015 sẽ là một năm thú vị với giới chính trị khi các cuộc đối đầu Nga - phương Tây, phương Tây - IS sẽ tiếp tục là điểm nhấn. Trong khi đó, Trung Đông - Bắc Phi vẫn sẽ là điểm nóng khi ngoài mối đe dọa IS thì còn có các cuộc nội chiến đang diễn ra ở Libya, Yemen hay Syria.

Rất nhiều các tay súng của IS là người phương Tây đã làm dấy lên các lo ngại về an ninh cho nước sở tại nếu các tay súng trên quay trở lại châu Âu. Mỹ và đồng minh đã mở các cuộc không kích vào IS nhưng hiệu quả xem ra là rất thấp.

6. Xung đột Israel-Hamas

Chiến dịch quân sự kéo dài 50 ngày của Israel nhằm vào dải Gaza đã khiến gần 2.200 người Palestine thiệt mạng (UN cho rằng hơn 1.500 trong số này là dân thường). Chiến dịch đã bị lên án mạnh mẽ vì số thương vong quá lớn của thường dân.

Tuy nhiên, việc Hamas trà trộn vào khu đông dân cư cũng là một nguyên nhân cho con số thương vong cao. Cuộc giao tranh này cũng làm dấy lên các cuộc tranh luận mới về giải pháp lâu dài cho quan hệ Israel-Palestine mà điển hình là giải pháp 2 nhà nước song song tồn tại.

7. Vấn đề sắc tộc tại Mỹ

Vụ việc Michael Brown, một thiếu niên da màu, bị bắn trong hoàn cảnh không thực sự rõ ràng và việc bồi thẩm đoàn ra quyết định không khởi tố viên cảnh sát đã bắn Brown đã làm bùng phát các cuộc bạo loạn tại thị trấn Ferguson, sau đó lan rộng ra các thành phố khác trên nước Mỹ.

Không lâu sau đó, bồi thẩm đoàn tiếp tục đưa ra một quyết định gây tranh cãi khác khi không khởi tố sĩ quan cảnh sát liên quan đến cái chết của Eric Garner, một người da màu khác, đã làm tăng thêm sự bất mãn của công chúng đối với cảnh sát, đặc biệt là cách xử lý các nghi can da màu.

8. Biểu tình ở Hồng Kông

Sau khi Bắc Kinh tuyên bố muốn nhà lãnh đạo tiếp theo của Hồng Kông là người được Bắc Kinh tuyển chọn, hàng trăm nghìn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình đòi quyền dân chủ trong việc lựa chọn lãnh đạo.


Biểu tình đòi quyền dân chủ tại Hồng Kông

Đây là cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất tại Hồng Kông kể từ khi vùng tự trị này đuợc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 2007. Sự kiện cùng với các cuộc bạo loạn tại Tân Cương sẽ là bài thử thách thực sự với giới lãnh đạo Bắc Kinh vào năm tới.

9. Thượng viện Mỹ công bố chương trình tra tấn của CIA

Cuộc điều tra tốn 40 triệu USD đã phần nào hé lộ về quy mô của các chương trình tra tấn nghi phạm khủng bố của CIA sau 11/9. Bản báo cáo kết luận CIA đã “đánh lừa nước Mỹ về sự hiệu quả của hình thức tra tấn”. Bản báo cáo này đã hé lộ một phần quy mô cũng như mức độ của các hình thức tra tấn đuợc CIA sử dụng. Tổng thống Obama đã yêu cầu CIA chấm dứt tra tấn tù nhân từ năm 2009. Bản báo cáo Thượng viện sẽ mở ra các cuộc tranh luận mới xung quanh cuộc chiến chống khủng bố.

10. Mỹ bình thường hoá quan hệ với Cuba

Năm 2014 khép lại với việc Mỹ và Cuba bình thường hoá quan hệ. 9 năm sau khi bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, Mỹ tiếp tục bình thường hoá quan hệ với một cựu địch thủ thời chiến tranh lạnh. Quyết định này mở đường cho việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ nhằm vào Cuba sau gần 50 năm.

(Đại học Manchester)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm