| Hotline: 0983.970.780

10 thuyền đi, 9 thuyền lỗ với huề

Thứ Ba 28/05/2013 , 10:20 (GMT+7)

Rời làng chài Hồ Đắng, tôi đi lên phía cảng Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, để khám phá cuộc sống đi biển của ngư dân.

Rời làng chài Hồ Đắng, tôi đi lên phía cảng Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu,  để khám phá cuộc sống đi biển của ngư dân. Bởi vì từ nhỏ, tôi biết đến biển nhưng chưa một lần được ngồi thuyền cùng các ngư dân đánh cá. Mong muốn đó thôi thúc tôi đến lạ thường.

>> Những mảnh đời ngư phủ

"Chuyến này thất bại rồi!"

Qua lời đề nghị đi biển của tôi với một ngư dân tên Thắng, anh hơi ái ngại: “Thuyền của anh chỉ đi 2 người, cho thêm em thì cũng được nhưng em có biết bơi không, có bị say sóng không, nếu có thì anh không cho đi đâu”. Được lời như cởi tấm lòng, tôi gật đầu lia lịa. Đêm đó, sau giấc ngủ sớm từ 9h tối, 3h sáng là chúng tôi phải dậy chuẩn bị đồ nghề ra biển. Hôm nay đem tới 3 loại lưới, có lưới mắt nhỏ bằng nữa ngón tay út, lưới kia thì to hơn.

Anh Thắng bảo: “Mang nhiều loại để để biết có cá nào thì đánh loại cá đó. Không được mang theo gì hết, mấy cái điện thoại, máy ảnh để ở nhà cả. Gặp nước cái là hỏng hết đấy”. Thơ thẩn, tôi đành gật đầu đồng ý nhưng cũng lén đem theo được cái máy ảnh nhỏ. Vì với tôi, không ghi lại những kỷ niệm của lần đầu ra biển thì không yên được. 4h sáng, chúng tôi lên thuyền, dong ra biển.

Thuyền lướt qua mỗi đợt sóng, lại như phi lên cao, rồi đáp xuống. Với người lần đầu đi như tôi thì chẳng khác nào đi xe máy mà gặp mấy cái ổ voi, bập bênh, khó chịu. Khoảng chừng 30 phút sau, thuyền dừng lại, anh Thắng và người đi cùng bắt đầu thả lưới. Anh nói với tôi, hôm nay nước lớn, cá đi từ hướng trên xuống, nên sẽ bắt đầu thả lưới từ hướng dưới đi ngược lên theo con nước, vì cá thường đi ngược nước.


Hàng trăm người ngồi hóng đợi thuyền về

Phụ anh, tôi giúp anh thả lưới, móc vào phía dưới đuôi tàu, lần này thả lưới mắt nhỏ để bắt cá trích, cá dòng. Buộc lưới xung quanh mạn thuyển, để cận thận hơn, người đi cùng khẽ xuống dưới biển buộc một lần nữa để tránh lưới bị mắc vào thuyền. Xong xuôi, anh Thắng cho nổ máy và chạy ngược về phía trên. Vừa đi anh vừa kể về cách đánh cá cho tôi nghe. Lưới này khi thả xuống dưới, thuyền cứ chạy thẳng một mạch về phía trước, cá đi ngược ròng sẽ tự mắc vào.

Lý giải vì sao không đi vào buổi sáng, anh Thắng cho hay, 5h đến 6h sáng, bắt đầu có mặt trời, cá cũng thấy lưới, thì đời nào nó chịu chui vô, có mà hỏng. Cứ như vậy, anh chạy thẳng một mạch suốt chiều dài bờ biển tới chừng gần 7h, khi mọi người bắt đầu nhìn thấy nhau thì kéo lưới.

Mẻ lưới được kéo lên, anh lắc đầu: “Chuyến đi này thất bại rồi, số cá quá ít, chả biết đủ tiền xăng không nữa, còn công thì coi như mất”.

Dọc đường về, ba anh em nhìn nhau, thi thoảng có vài câu chuyện vui của tôi thêm vào nhưng vẫn không xua đi được cái không khí nặng nề. Theo anh Thắng thì chuyến này được chưa đến 50 kg, quá ít. Dạo này chuyến nào cũng ít, hồi tháng 6 năm ngoái, có mẻ anh bắt được cả 300 - 400 kg cá.

Thuyền đến cảng, hàng trăm người đã đứng chờ từ trước để đợi những ghe, thuyền về mua cá. Tay ai cũng mang theo cái rổ với bình nước, thuyền vừa tấp vào là họ ùa xuống đợi ngư dân đem cá thu hoạch được. Chen chúc lựa từng con cá, mớ tôm, mực, hết người này, đến người khác ngồi chụm lại một chỗ thành từng đám, từng đám trước mũi thuyền, đông đúc và náo nhiệt. Hầu như, thuyền nào cũng nhìn nhau với những cái cười trừ, vì chuyến ra biển hôm nay, ai cũng lỗ cả. Có những thuyền, đi về chi được một rổ cá nhỏ chưa đầy 30 kg. Nán lại đến 9h, tôi còn thấy vài chiếc thuyền về muộn để vớt vát thêm chút ít.

Héo hon những nụ cười

Chuyến ra khơi bằng thuyền dù chỉ vài tiếng nhưng cũng để lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Đi thuyền đã vậy, vậy trên những chiếc thúng nhỏ xíu, tròn vo thì sẽ như thế nào? Câu hỏi này buộc tôi phải giải đáp và đó là lý do tôi quay lại Hồ Đắng.

Lần này, đã có kinh nghiệm, tôi xin phép ông Thủy (xem NNVN số 105) cho một chuyến đi cùng ra biển và bảo ông yên tâm vì tôi bơi tốt và không say sóng. Nghe lời nó chắc nịch cùng cử chỉ cương quyết của tôi, ông cười và không kiểm tra mà nói: "Được, bác cho cháu đi, lỡ có lật thúng thì cố mà bám vào thúng, bác kéo lên”.

Kinh nghiệm cho ông Thủy biết rằng, mùa này có cá trích, cá dòng thôi, và phải đi ngược dòng, tức là đi từ dưới đi lên ấy. Hôm nay chỉ có khoảng 4 đến 5 thúng đi, còn phần lớn đi ở trên kia hoặc không đi vì không có cá. Chừng hơn 3h, chúng tôi bắt đầu chèo thúng ra biển. Gió không mạnh lắm nên thúng đi khá nhanh. Ông Thủy cho tôi ngồi 1 bên thúng, ông ngồi phía đối diện và dặn nhớ là phải ngồi yên, động đậy thúng lật thì... toi. Cảm giác ngồi trên thúng khác với thuyền nhiều, nó chông chênh gấp cả chục lần. Mỗi đợt sóng mạnh hay gió tạt qua thôi cũng có cảm tưởng như lật đến nơi. Tôi phải vững tim lắm, tay bám chắc hai thành thúng, răng cắn chặt mỗi lần sóng ập vào mới bớt hồi hộp.

“Làm nghề này năm ăn năm thua, có 12 tháng thì 6 tháng có cá 6 tháng không, từ tháng 10 đến giờ cá về ít lắm. Có hôm cả tuần không đi vì không có cá, chỉ quanh quẩn lượm ve chai sống qua ngày. Nói thật chứ, 10 thuyền đi thì 9 thuyền lỗ với huề, may ra được một thuyền lãi”, ông Thủy nói.

Thúng dừng, ông Thủy buộc lưới phía mép thúng, mỗi thúng có một móc nhỏ phía ngoài để móc lưới. Hai chúng tôi chia đều ra buộc hai bên, một là để công việc nhanh hơn và hai là giữ thăng bằng cho thúng. Xong xuôi, ông lại tiếp tục chèo, cũng giống như thuyền, đi ngược dòng để cá mắc phải.

Tảng sáng, khi các thúng bắt đầu thấy nhau thì họ kéo lưới lên, để cá nguyên trong lưới. Giống như nhiều hôm, chuyến đi hôm nay của ông lại không thành công, lượng cá quá ít. Mấy thúng sau nối đuôi nhau về bờ, đã có vợ ông Thủy đứng đợi phía dưới lấy cá đem đi bán. Nụ cười trừ lại một lần nữa được lặp lại sau một chuyến cá thất bại. 

Hai chuyến đi dài khiến cho tôi có nhiều trải nghiệm mới về cuộc sống của ngư dân nơi đây. Người dân làng chài cũng khổ cực, bấp bênh, cái nghề này cũng bèo bọt như nhiều nghề lao động khác. Họ thường chỉ biết cầu trời để trông vào những mẻ cá lớn hơn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm