| Hotline: 0983.970.780

10 tiếng mắc kẹt tại sân bay Triều Tiên qua lời kể của phóng viên quốc tế

Thứ Bảy 22/04/2017 , 19:35 (GMT+7)

Phóng viên quốc tế tới đưa tin về lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành đã có dịp trải nghiệm 10 giờ đồng hồ bị mắc kẹt tại một trong những quốc gia “bí ẩn” nhất thế giới.

Trong sự cố chậm trễ hàng loạt chuyến bay đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên tại sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 17/4, phóng viên quốc tế tới đưa tin về lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành đã có dịp trải nghiệm 10 giờ đồng hồ bị mắc kẹt tại một trong những quốc gia “bí ẩn” nhất thế giới.

Máy bay của hãng hàng không Air Koryo (Ảnh: RT)
Máy bay của hãng hàng không Air Koryo (Ảnh: RT)

Ngoài đường bay tới khu vực Vladivostok ở Nga, hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo hiện chỉ có các đường bay tới thủ đô Bắc Kinh và 3 thành phố khác của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong ngày 17/4 vừa qua, cả 3 chuyến bay quốc tế đi từ Bình Nhưỡng (Triều Tiên) đến Bắc Kinh, Thẩm Dương (Trung Quốc) và Vladivostok (Nga) đều bị tạm hoãn.

Thậm chí ngay cả chuyến bay nội địa từ Uiju đến Bình Nhưỡng cũng không thể cất cánh theo đúng lịch trình. Đây là sự cố chậm trễ hàng loạt chuyến bay đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên.

Bảng điện tử ghi thông tin các chuyến bay quốc tế từ Bình Nhưỡng đi Bắc Kinh, Thẩm Dương và Vladivostok bị hoãn lại trong ngày 17/4 (Ảnh: NK News)
Bảng điện tử ghi thông tin các chuyến bay quốc tế từ Bình Nhưỡng đi Bắc Kinh, Thẩm Dương và Vladivostok bị hoãn lại trong ngày 17/4 (Ảnh: NK News)

Theo đó, hơn 100 du khách quốc tế, trong đó có nhiều phóng viên nước ngoài, tới tham dự và đưa tin về lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành (15/4), đã bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng và phải chờ trong hơn 10 giờ đồng hồ để có thể lên máy bay rời khỏi Triều Tiên. Phóng viên của hãng tin Sputnik (Nga) là một trong số những người bị mắc kẹt tại Triều Tiên hôm 17/4.

Các phóng viên quốc tế được mời tới Bình Nhưỡng để đưa tin về sự kiện trọng đại của Triều Tiên hôm 15/4 (Ảnh: AP)
Các phóng viên quốc tế được mời tới Bình Nhưỡng để đưa tin về sự kiện trọng đại của Triều Tiên hôm 15/4 (Ảnh: AP)

Lý do chính xác dẫn tới việc Triều Tiên tạm dừng các chuyến bay trong ngày 17/4 đến nay vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.

Trong khi văn phòng của hãng hàng không Air Koryo ở Bắc Kinh thông báo các chuyến bay bị hoãn do thời tiết xấu, phóng viên của Sputnik lại nói rằng bầu trời Bình Nhưỡng hôm đó rất quang đãng và khó có thể là nguyên nhân khiến máy bay không thể cất cánh. Ngoài ra, không có thêm bất kỳ lời giải thích nào từ phía Triều Tiên, chỉ biết rằng các hành khách được yêu cầu phải ở lại sân bay.

Sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng (Ảnh: Sputnik)
Sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng (Ảnh: Sputnik)

Việc trì hoãn này làm dấy lên đồn đoán rằng máy bay không thể cất cánh đúng giờ do lệnh cấm bay quốc tế áp đặt lên các chuyến bay từ Triều Tiên, liên quan tới vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Bình Nhưỡng.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là do Triều Tiên đóng cửa không phận để chuẩn bị tiến hành một vụ thử tên lửa mới. Đến nay vẫn chưa có giả thuyết nào được xác nhận, chỉ biết rằng rốt cuộc, tất cả các vị khách cũng có thể lên máy bay và tới điểm đến của mình an toàn sau 10 giờ mắc kẹt.

Bên trong nhà chờ của sân bay quốc tế Sunan (Ảnh: Sputnik)
Bên trong nhà chờ của sân bay quốc tế Sunan (Ảnh: Sputnik)

Bất chấp bầu không khí căng thẳng và lo lắng tại sân bay Sunan sau thông báo hoãn bay 10 giờ, các hành khách quốc tế vẫn thoải mái dành thời gian khám phá các tiệm cà phê và quầy hàng tại sân bay trong lúc chờ đợi. Trong khi một số người thư giãn trên ghế ngồi, một số người khác chọn cách nằm dài trên sàn nhà. Đặc biệt, tất cả mọi người đều được mời ăn bánh hamburger và nước khoáng, vốn đã được tính trong chi phí của chuyến bay.

Một gian hàng bán đồ điện tử tại sân bay Sunan (Ảnh: Sputnik)

Trong khi đó, một số vị khách khác dành thời gian đi chọn đồ lưu niệm truyền thống của Triều Tiên và ghé thăm các quầy hàng bán đồ tiêu dùng, quần áo, thậm chí cả máy vi tính. Tất cả đều được gắn mác “sản xuất tại Triều Tiên”.

Nhu cầu mua sắm các đồ do Triều Tiên sản xuất bất ngờ tăng nhanh đến nỗi các nhân viên bán hàng tại sân bay hết tiền lẻ để trả lại. Theo đó, họ buộc phải phát kẹo cao su sản xuất nội địa cho khách để thay tiền mặt trả lại.

Quầy bán hàng tiêu dùng được nhiều khách du lịch tìm mua tại sân bay Sunan của Triều Tiên (Ảnh: Sputnik)

Cũng trong khoảng thời gian đó, một số người chọn cách đi dạo ngoài trời để tận hưởng thời tiết đẹp ở sân bay Sunan, và họ được tự do, thoải mái làm như vậy. Vì vậy, theo lời khuyên của phóng viên Sputnik, nếu ai đó có cơ hội tới Bình Nhưỡng và chuyến bay của họ cũng bị trì hoãn tương tự thì không cần lo lắng, vì chắc chắn họ sẽ không cảm thấy nhàm chán.

(Theo Sputnik, Dân trí)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất