| Hotline: 0983.970.780

13 năm sống chung với ngập, khi nào dân Đá Trắng hết cảnh 'trắng tay'?

Thứ Ba 31/05/2016 , 13:30 (GMT+7)

Khi đập dâng Đá Trắng đi vào hoạt động, lại làm nước sông Man ở thượng lưu con đập dâng cao, gây hiện tượng ngập úng trên diện tích 21,7 ha đất nông nghiệp tại cánh đồng Ba Sào và 4,61 ha đất nông nghiệp khu vực giữa ngầm Đá Trắng 1 và ngầm Đá Trắng 2. Việc ngập úng này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của bà con...

18-08-28_img_0006
Đập dâng Đá Trắng

Đã hơn 13 năm nay, người dân thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) trong cảnh “sống chung với lũ lụt”. Nguy hại hơn, là đất đai không canh tác được, đời sống đảo lộn, khó khăn chồng chất.

13 năm “sống chung với ngập”

Xuất phát từ một ý tưởng hay, xây dựng đập dâng Đá Trắng sẽ có tác dụng cung cấp nước ngọt, thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp và cung cấp nước nuôi trồng thủy sản cho khu vực bắc Cửa Lục. Năm 2002, đập Đá Trắng đã được xây dựng…

Tuy nhiên, khi đập dâng Đá Trắng đi vào hoạt động, lại làm nước sông Man ở thượng lưu con đập dâng cao, gây hiện tượng ngập úng trên diện tích 21,7 ha đất nông nghiệp tại cánh đồng Ba Sào và 4,61 ha đất nông nghiệp khu vực giữa ngầm Đá Trắng 1 và ngầm Đá Trắng 2. Việc ngập úng này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của bà con.

Vậy là từ một ý tưởng hay, đã xảy ra một sự cố ngoài mong muốn. Và sự cố ngoài mong muốn này, dân thôn Đá Trắng phải gánh chịu. Ruộng đất bị bỏ hoang, khá nhiều người sống vất vưởng từ hàng chục năm nay.

Chúng tôi về thôn Đá Trắng vào “mùa khô”, nên đi lại khá dễ dàng. Ngoại trừ một số đoạn đường đang nâng cấp lầy lội, khó đi, còn nhìn chung đi lại thuận tiện.

Tuy nhiên theo bà con thôn này cho biết, vào “mùa mưa”, người dân trong thôn như sống trong ốc đảo. Nước ngập mênh mông. Đường xá chìm sâu trong nước. Đi lại làm ăn trông cậy vào con thuyền.

Hồi mới, các gia đình như anh Dũng, chị Hằng…nước ngập lút mái. Các gia đình xóm này phải di dời nhà, leo lên đồi, vậy mà nước còn ngập lút cổng. Nhà ông Đàm Quang Hào nằm trên đỉnh đồi cao, vậy mà vào mùa lũ, nước ngập vây quanh. Từ nhà ông nhìn ra cánh đồng, chỉ là bể nước trắng xóa. Mấy cây bạch đàn cũng ngập tới ngọn. Toàn bộ 21,7 ha khu Ba Sào bị nhấn chìm trong nước.

18-08-28_img_0001
Ông Hào chỉ mực nước ngập

Trước đây nước ngập còn theo quy luật. Mấy năm gần đây, nước ngập phá cả quy luật. Có năm ngập từ tháng 5 tháng 6. Có năm ngập tháng 7 tháng 8. Có năm kéo sang cả tháng 9 tháng 10. Bởi vậy, có năm lúa chiêm mất trắng. Có năm lúa mùa mất trắng.

Hiện nay, chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp ở vùng này khá cao. Theo ông Nguyễn Văn Tý – Trưởng thôn Đá Trắng, thuê máy cày là 260.000 đ/sào. Đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công gia đình bỏ ra…bình quân mất hơn 1 triệu đồng/sào. Làm ăn khéo mới có lãi chút đỉnh. Làm ăn kém chỉ hòa vốn, được cái thóc tươi gạo mới trong nhà.

Nhưng theo dân Đá Trắng cho biết, mức thuê máy cày bây giờ phải 300.000 đ/sào. Đồng đất làm ăn bấp bênh, nước ngập có nghĩa là đổ của xuống sông xuống suối. Đó chính là lý do bà con khu Ba Sào bỏ ruộng hoang.

18-08-28_img_0012
Khu ruộng Ba Sào chỉ có cỏ mọc

Nay đến cánh đồng Ba Sào, chỉ thấy cỏ mọc um tùm. Dân làm ruộng, sống bằng “hạt lúa củ khoai”, nay ruộng đất không trồng cấy được, đành tìm nghề khác, hoặc sống vất vưởng. Ở cái nơi “khỉ ho cò gáy” này, kiếm nghề khác không dễ. Vậy là đành sống vất vưởng, được chăng hay chớ. Dân tình bức xúc, cũng đã làm đơn từ, đi gõ cửa nhiều nơi…

Tỉnh và huyện vào cuộc

Trước sự bức xúc của dân, gần đây từ tỉnh tới huyện, tới xã đã có nhiều động thái để giải quyết vụ việc ở thôn Đá Trắng. Ngày 9/5/2016, UBND huyện Hoành Bồ có văn bản số 727/UBND-NN gửi UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc trả lời kiến nghị của 66 hộ dân thôn Đá Trắng.

Gần đây nhất, ngày 16/5/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh ra thông báo số 125/TB-UBND, nêu rõ kết luận tại cuộc họp Ban cán sự Đảng và thành viên UBND tỉnh, giao cho các đơn vị có liên quan và huyện Hoành Bồ “…Khẩn trương triển khai đề án cải tạo đối với phần diện tích 21,7 ha khu vực Ba Sào và 4,61 ha khu vực giữa ngầm Đá Trắng 1 và ngầm Đá Trắng 2…”.

Đến ngày 19/5/2016, UBND huyện Hoành Bồ có công văn số 790/UBND-VP gửi các phòng, ban trong huyện lập phương án hỗ trợ cho các hộ dân hai khu vực trên, niêm yết công khai phương án hỗ trợ trước ngày 30/5/2016, tổ chức chi trả kinh phí các hộ dân theo quy định…

Đây là những tín hiệu đáng mừng, về việc giải quyết dứt điểm nỗi khổ của dân trong hơn 13 năm qua. Tuy nhiên kết quả ra sao, thì còn phải chờ xem cách giải quyết của tỉnh, của huyện như thế nào?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm