| Hotline: 0983.970.780

14 thôn vùng sâu với đa phần hộ nghèo - Buồn tê tái Phong Hải ơi!

Thứ Hai 23/04/2018 , 14:30 (GMT+7)

Chẳng ai ngờ, một thị trấn nông trường từng hùng mạnh như Phong Hải (Bảo Thắng – Lào Cai), nay sống mòn, thở hắt ra từng hơi nặng nề. 41 năm khoác “cái áo” thị trấn, nơi này có đến 14 thôn đặc biệt khó khăn với đa phần hộ nghèo.

Tỷ lệ nghèo, cận nghèo toàn thị trấn luôn “ổn định” ở mức trên 40%. Cùng cực, cả người dân và chính quyền làm đơn gửi lên huyện, tỉnh xin được giải thể thị trấn…
 

Thị trấn “5 nhất”

Nhắc tới chữ Nhất, người ta thường nói về những thành tích vẻ vang, nhưng với Phong Hải, ấy là nỗi buồn tê tái. Trước đây, thị trấn nông trường Phong Hải vốn là xã Phong Hải với dân số chưa đầy 1.000 hộ với hơn 4.000 nhân khẩu, 90% là lao động nông nghiệp.

10-53-27_3
Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn

Đến năm 1976, khi thành lập nông trường quốc doanh Phong Hải thì đa số lao động nông nghiệp được tuyển vào làm công nhân. Theo Quyết định số 61-VP18 ngày 23/2/1977 của Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, xã Phong Hải được chuyển tên thành thị trấn nông trường Phong Hải.

Nông trường quốc doanh Phong Hải sau chuyển đổi thành Cty TNHH MTV Chè Phong Hải. Tuy nhiên, do làm ăn kém hiệu quả, vùng chè của Phong Hải nay thu lại còn trên 100ha. Năm 2017, tỉnh Lào Cai đã quyết định cổ phần hóa và đổi chủ đơn vị này.

Xòe bàn tay, bà Vũ Thị Hồng Ánh, Chủ tịch UBND Thị trấn nông trường Phong Hải đếm được 5 cái Nhất của địa bàn mình phụ trách. Phong Hải là thị trấn có diện tích rộng nhất huyện Bảo Thắng cũng như tỉnh Lào Cai với 9.161ha. Nhưng trong đó, diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp chiếm rất nhỏ, còn lại là núi đồi hoang .

Phong Hải hiện là thị trấn có dân số đông nhất. Thị trấn này hiện có 2.577 hộ với hơn 10.500 nhân khẩu. Đây là nơi 9 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đông đảo nhất là đồng bào dân tộc Mông. Tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 50%.

10-53-27_4
Hơn 40% hộ dân tại Phong Hải là nghèo và cận nghèo

Dù khoác cái áo của thị trấn, nhưng Phong Hải luôn được biết tới là “vùng lõm” về kinh tế của huyện Bảo Thắng. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở đây là 41,7%. Phong Hải có 14 thôn, 5 tổ dân phố. Trong đó, 14 thôn vùng sâu đều thuộc diện đặc biệt khó khăn với đa phần hộ nghèo. Cả thôn có duy nhất trưởng thôn kiêm bí thư chi bộ “được” thoát nghèo để trở thành hộ cận nghèo vì… là cán bộ.

Ông Thào Seo Phù, trưởng thôn Cửa Cải cho biết, cả thôn có 43 hộ với 258 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Riêng ông Phù “được” loại ra khỏi danh sách hộ nghèo vì là Đảng viên, là cán bộ gương mẫu của thôn.

Không có nước sản xuất, cuộc sống của người dân Cửa Cải một năm chỉ phụ thuộc vào một vụ lúa hoặc ngô, may mắn thì đủ ăn. Chính vì vậy, thôn này luôn có khoảng trên 30 người sang Trung Quốc làm thuê kiếm sống. “Đường vào thôn quá xấu nên mua bán cái gì cũng đắt đỏ. Ví như một vụ làm lúa bán được 10 triệu, sau khi thanh toán phân bón, giống, thuốc trừ sâu… chắc chỉ còn được 1 triệu. Năm rồi 6 hộ có nguy cơ đói phải nhận gạo cứu trợ từ Chính phủ”, ông Phù nói, giọng buồn rầu.

Đường thôn các thôn của Thị trấn nông trường Phong Hải

Bà Giàng Thị Lá, thôn Cửa Cải bảo, một năm trồng được ít lúa thôi, không biết là bao nhiêu, khoảng 4 cân giống. Thóc thu về đủ tạm ăn, năm nào mất mùa thì đói. Tôi hỏi, trong nhà có tiền không, bà Lá lắc đầu: “Không có đâu”. “Ốm đau thì vay mượn. Lúc nào có đám cưới, đám ma cần tiền thì đem con gà ra chợ bán thôi. Trong nhà giờ còn 6 bao thóc để ăn tới tháng 6”, bà Lá ủ rũ.

10-53-27_2
Muốn đi vào các thôn, một là phải đi bằng xe số, hai là trời nắng, mưa thì cuốc bộ

Thu nhập bình quân ở Phong Hải chỉ đạt 21.3 triệu/người/năm. Không cần so với các thị trấn khác, ngay với các xã bạn như Bản Cầm, Xuân Quang (cùng huyện Bảo Thắng) thì Phong Hải đang tụt lại ở phía xa.

“Một cán bộ tại đây tâm sự, trước thì thị trấn viết tắt là tt, nghĩa là tê tê vì sung sướng. Nay cũng viết tắt là tt, nhưng dịch ra lại thành tê tái. Vì sao? Vì nghèo quá, khổ quá, buồn đến tê tái chứ sao”.

Cái nhất cuối cùng, theo bà Ánh đó là địa bàn có đường QL70 chạy qua dài nhất. Nhưng điều đó cũng không giúp ích gì để Phong Hải hết cảnh sống mòn.
 

“Trả lại tên cho em”

Năm 2014, theo điều tra và chấm điểm tiêu chí đô thị loại 5, Phong Hải chỉ đạt 23,9 trên mức thang 100 điểm. Tới năm 2016, con số này nhích lên thành 33,8 điểm. Còn theo điều tra về tiêu chí hộ nghèo, hiện Phong Hải đang đứng đầu huyện Bảo Thắng.

Dù mang cái mác thị trấn, nhưng mọi hoạt động cũng như nhận thức của cán bộ, người dân địa phương, đây vẫn là xã Phong Hải. Núp đằng sau trụ sở thị trấn là một căn nhà nhỏ, bên ngoài gắn tấm biển “Ban công an”. Trên danh nghĩa, đây là trụ sở của Công an thị trấn nông trường Phong Hải nhưng thực chất chỉ là ban công an xã. Nghe thì “oách” nhưng chỉ có một trưởng và một phó công an. Hai người này chỉ là công an viên, không quân hàm, cấp bậc, và đương nhiên không phải là sỹ quan chính quy. Hỏi về sự oái oăm này, các công an viên đều cười buồn không thể lý giải.

10-53-27_5
Công an viên làm việc tại thị trấn Phong Hải

Theo bà Ánh, dù kinh tế xã hội của địa phương chỉ mang tầm cấp xã nhưng luôn bị áp dụng điều tra bằng các tiêu chí của thị trấn. Cũng chính vì vậy, Phong Hải bị loại ra khỏi nhiều chương trình đầu tư như 135, 30A hay xây dựng nông thôn mới (NTM).

“Nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, người dân mắng sa sả rằng, các ông bà cán bộ thời kỳ này chẳng làm được gì cho dân, không mang lại lợi ích cho dân. Nhưng nếu cấp trên không đầu tư, điều kiện kinh tế của địa phương hạn hẹp, khó khăn như vậy thì chúng tôi cũng không biết giải quyết kiểu gì”, bà Ánh tâm sự.

Phong Hải đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên huyện Bảo Thắng cũng như tỉnh Lào Cai xin được giải thể thị trấn, trở về tên vốn có là “xã Phong Hải”. Lần gần đây nhất, ngày 3/11/2017, địa phương này tiếp tục gửi đơn lên UBND huyện Bảo Thắng, theo cách nói vui của lãnh đạo thị trấn là “Xin trả lại tên cho em”.

10-53-27_6
Một góc thôn Cửa Cải, thôn duy nhất có trưởng thôn thoát nghèo

Trước những kiến nghị chính đáng của Phong Hải, ngày 3/11/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong đã ký văn bản số 5388 về việc áp dụng thực hiện chính sách xây dựng NTM cho địa phương này. Giai đoạn 2016 – 2020, sẽ cân đối kinh phí đầu tư cho thị trấn Phong Hải. Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư vào các tiêu chí như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, cho tới nay, Phong Hải vẫn chưa nhận được bất kỳ sự đầu tư nào tư chương trình xây dựng NTM. Duy có con đường từ thôn Sín Thèn đi xã La Pán Tẩn (huyện Mường Khương) đang được xây dựng nhưng lại là tuyến đường liên huyện. Trong khi, cái người dân Phong Hải mong mỏi là sớm bê tông hóa 80km đường liên thôn nát như tương bần.

10-53-27_7
Trụ sở thị trấn nông trường Phong Hải

 

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất