| Hotline: 0983.970.780

145 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón vi phạm

Thứ Tư 18/12/2013 , 10:00 (GMT+7)

Qua kiểm tra 233 cơ sở SXKD phân bón, Ban chỉ đạo 127 tỉnh Thanh Hóa phát hiện 145 cơ sở vi phạm các quy định của Nhà nước.

Qua kiểm tra 233 cơ sở SXKD phân bón, Ban chỉ đạo 127 tỉnh Thanh Hóa phát hiện 145 cơ sở vi phạm các quy định của Nhà nước. Trong đó có: 1 cơ sở vi phạm về kinh doanh phân bón giả, 4 cơ sở vi phạm về chất lượng, 63 cơ sở vi phạm về nhãn hàng hóa, 24 cơ sở vi phạm về niêm yết giá, 53 cơ sở vi phạm khác. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính của các cơ sở là 533 triệu đồng.

Đánh giá của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Thanh Hóa cho thấy, số hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ (456 hộ) chiếm 87,7% trên tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh (DN và hộ kinh doanh). Do đó khi nắm được thông tin kiểm tra thì tìm cách trốn tránh việc kinh doanh, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát cũng như quản lý mặt hàng phân bón.

Trong khi phần lớn số hộ kinh doanh phân bón lại chưa đảm bảo điều kiện trong kinh doanh như không có kho, kinh doanh phân bón để chung với các mặt hàng khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

Một số DN kinh doanh phân bón trong và ngoài tỉnh thực chất là bán phân bón cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhưng lợi dụng dưới hình thức hợp đồng gửi kho gây khó khăn cho công tác quản lý doanh thu dễ dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước.

Đặc biệt có một số DN cố tình gian lận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón.

Đó là việc DN đã trực tiếp in bao bì, sử dụng lại bao bì (sang bao) của các hãng chính hiệu có uy tín (Phú Mỹ, Lâm Thao...) để sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Đưa phân bón giả, kém chất lượng tới các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa người dân hám giá rẻ để tiêu thụ.

Thông qua hợp đồng tín chấp, giới thiệu của hội nông dân, lợi dụng lòng tin của nông dân tổ chức hội nghị quảng bá sản phẩm để bán phân bón giả, kém chất lượng cho nông dân. Mua bán hàng hóa không xuất hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn quay vòng để trốn lậu thuế, hợp thức hóa phân bón nhập lậu.

Ông Nguyễn Văn Hùng – PGĐ Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: Có DN thay vì bán phân bón qua các đại lí, họ lại chuyển phân trực tiếp cho người nông dân sử dụng gần như là tiêu thụ nội bộ sau đó thu mua lại sản phẩm nông nghiệp của bà con. Từ đó, khiến việc thanh, kiểm tra quản lí chất lượng phân bón của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

Về điều kiện sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, ông Hùng cho rằng, vẫn còn DN có diện tích nhà xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu chưa được đầu tư, cải tạo nâng cấp. Phần lớn các DN sản xuất phân bón chưa có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón, nên phải ký hợp đồng kiểm nghiệm chất lượng phân bón với các Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên các đơn vị sản xuất lại chủ động lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm, người lấy mẫu thì chưa được đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu phân bón, nên không đảm bảo tính khách quan và độ chính xác về chất lượng của lô phân bón lấy mẫu kiểm nghiệm.

Về chất lượng phân bón vẫn còn DN sản xuất phân bón vượt mức sai số định lượng cho phép so với công bố tiêu chuẩn chất lượng áp dụng. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, mua đi bán lại qua nhiều khâu trung gian đẩy giá bán lẻ lên cao và gây khó khăn trong công tác quản lý chất lượng.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất