| Hotline: 0983.970.780

1.500 suất quà cho người dân vùng lũ

Thứ Hai 28/10/2013 , 09:37 (GMT+7)

Ngày 25-26/10, đoàn các doanh nghiệp từ TP.HCM đồng hành cùng Báo NNVN đến chia sẻ cùng bà con vừa phải trải qua bão lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. Tổng số hàng cứu trợ là 1.500 suất quà bao gồm gạo, chăn bông, áo quần, bột giặt... trị giá 419,2 triệu đồng.

Ngày 25 và 26/10, đoàn các doanh nghiệp từ TP.HCM đồng hành cùng Báo NNVN đến chia sẻ cùng bà con vừa phải trải qua bão lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. Tổng số hàng cứu trợ là 1.500 suất quà bao gồm gạo, chăn bông, áo quần, bột giặt... trị giá 419,2 triệu đồng.

Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, những ngày đoàn cứu trợ đến đã nắng ráo, cuộc sống dần ổn định trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cây cối, vườn tược vẫn còn đó chứng tích thiên tai chưa thể gượng dậy. Nhiều vườn cao su đổ rạp, cành lá đang dần khô, những bãi hoang trải dài chưa canh tác.

Ông Mai Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, cho biết: Ngày 25/10 có 6 đoàn cứu trợ đến xã. Chúng tôi chọn 4 thôn nhận hàng cứu trợ, trong đó 2 thôn nhận quà của Báo NNVN và các DN, gồm thôn Thọ Hạ, Linh Cận Sơn. Đây là 2 thôn bị bão nặng nhất với 241 hộ ngập hoàn toàn. Được biết những ngày bão lụt, tại Thọ Hạ nước ngập tràn nhà 2 m. 


Chủ tịch xã Mai Trung Kiên đang hướng dẫn bà con nhận hàng cứu trợ

Bà Trần Thị Nhuận (thôn Thọ Hạ) cho biết, khi nước tràn vào nhà, bà chỉ kịp leo cao ngồi nhìn lúa vừa thu hoạch về theo lũ trôi đi. Cả 2 con bò của nhà bà cũng bị cuốn theo mà không biết làm sao. Bà Trương Minh Sáu cũng ở thôn Thọ Hạ thì cho hay:

Nước ngập tràn nhà 2 m, mái vừa lợp lại sau vụ bão trước lại tốc hết. Toàn bộ hoa màu trong thôn đều bị lũ quét sạch. Còn bà Trần Thị Hiệp (thôn Linh Cận Sơn) than thở: Nhà có mỗi 2,5 sào trồng rau chuối, cam quýt, gió lật cây đổ hết sạch rồi.

Sau khi trao hàng cứu trợ cho bà con xã Quảng Sơn, chúng tôi tiếp tục lên đường đến với hai xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê) và Phương Điền (huyện Hương Sơn) tỉnh Hà Tĩnh. Nhớ lại trận lụt năm 2010, đoàn doanh nghiệp này cũng đã cùng Báo NNVN mang hàng cứu trợ đến bà con Phương Mỹ. 


Đông đảo bà con xã Quảng Sơn đến nhận hàng cứu trợ của đoàn DN và Báo NNVN

Năm ấy, 50% hộ tại đây bị lũ quét sạch nhà cửa đến manh áo mặc cũng không còn. Vừa nghe tin năm nay 100% nhà cửa Phương Mỹ lại chìm trong biển nước, đoàn quyết định bằng mọi cách phải quyên đủ 600 phần quà cứu trợ cho Phương Mỹ. Khi xe cứu trợ của đoàn doanh nghiệp và Báo NNVN vừa đến, hàng trăm người ùa ra, tay bắt mặt mừng như người thân đi xa nhà lâu ngày trở về.

Phương Mỹ vẫn nghèo như bao vùng thuần nông tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, không có cảnh than nghèo kể khổ, thậm chí bà con còn “an ủi” chúng tôi: Năm nay lũ không cao như năm 2010. Chạy lũ đã quen cho nên người an toàn cả, chỉ thất thoát rau màu thôi.

Sở dĩ hàng năm Phương Mỹ chịu tổn thất nhiều là do hoàn lưu của bão, mưa dầm, nước xiết, nước lên nhanh mà lại rút chậm khiến cuộc sống của bà con nơi đây luôn nguy khó. Trong lúc đang trao quà cho bà con Phương Mỹ, đoàn chúng tôi nhận tin đường đi vào xã Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn) nằm gần Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo qua nước bạn Lào - nơi chịu bão lũ nặng nhất Hà Tĩnh đã thông.


Trao quà cứu trợ cho bà con tại xã Sơn Kim 2

Kiểm tra lại tiền quỹ, gọi điện cho một số doanh nghiệp bạn bè, đối tác, nhận thêm được khoản tiền, chúng tôi quyết định đặt mua thêm 3 tấn gạo lên đường đến Sơn Kim 2. Nghĩ đến cảnh vùng lụt nặng nề mà chỉ có gạo thì thật không đành, chúng tôi quyết định chuyển toàn bộ quần áo cũ và một ít chăn bông sang cho Sơn Kim 2.

Thật cảm động khi bà con Phương Mỹ rất vui vẻ, không thắc mắc gì. Có lẽ những hộ nhận quà sau, chỉ có bột giặt thay cho chăn bông cũng chạnh lòng lắm nhưng vẫn mỉm cười nhẹ nhàng cảm ơn chúng tôi. Không ít người còn gật gù bảo: Ừ, Sơn Kim 2 nặng lắm! Các cô đến được nơi đó thì quý hóa quá!

Theo kế hoạch, sau Phương Mỹ, chúng tôi tiếp tục đến xã Phương Điền (huyện Hương Sơn) phát 200 phần gạo cho bà con chịu ảnh hưởng của bão lũ. Ngay sau đó, đoàn tiếp tục lên đường đến xã Sơn Kim 2. 


Trao gạo cứu trợ cho người dân xã Phương Điền

Ông Cao Kỷ Vị, Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2, cho biết: Lúc này vẫn còn 2 thôn là Tiền Phong, Thanh Dũng và 44 hộ của thôn Làng Chè vẫn bị chia cắt, chưa có đường vào. Toàn xã có 402 hộ bị ngập lũ, 288 hộ bị cuốn trôi tài sản, lương thực, vật dụng gia đình. 1 người chết, 2 nhà sập, 2 gia đình trôi toàn bộ nhà cửa, 7 nhà xiêu vẹo hư hỏng nặng, 45 ha  hoa màu bi sạt lở cuốn trôi, 100 ha chè công nghiệp bị ngập úng, 35 ha mía bị vùi lấp.

Ngày 24/10, 500 người phải tập trung dọn rác đang lấp toàn bộ đồng chè công nghiệp vẫn chưa xong. Điều lo nhất hiện nay của xã là 4 cầu chính bắc qua sông Ngàn Phố và  sông Khe Chè bị cuốn trôi mố và hư hỏng nặng, làm cho 621 hộ dân và học sinh khó khăn trong việc đi lại.

Ông Cao Kỷ Vị cũng thay mặt người dân bày tỏ lời cảm ơn các nhà tài trợ đã có những món quà thiết thực giúp đỡ người dân vùng lũ trong lúc bộn bề khó khăn này.

* Quảng Bình: Cấp trên 5.000 tấn gạo hỗ trợ người dân

+ Đề nghị Chính phủ hỗ trợ 480 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão lũ

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 5.250 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Quảng Bình để cứu đói cho nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra. Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương khẩn trương chuyển số gạo hỗ trợ đến tận tay người dân và cấp phát đúng đối tượng.

UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có công văn đề nghị Chính phủ hỗ trợ 480 tỷ đồng, trước mắt hỗ trợ khẩn cấp 200 tỷ đồng để sớm khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 và lũ, lụt, lốc xoáy do hoàn lưu cơn bão số 11 gây ra.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Bình, bão số 10 và 11 đã làm 25 người chết, 229 người bị thương; 605 nhà bị đổ sập, 157.500 nhà bị tốc mái, gần 38.000 nhà bị ngập; 461 trường học tốc mái, 4 phòng học bị sập, 333 phòng học ngập nước; 98 phòng khám, điều trị, trạm xá bị tốc mái, hư hỏng; 658 công trình văn hóa, phúc lợi, 5 trụ sở cơ quan bị hỏng hóc.

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản... cũng bị ảnh hưởng nặng nề với 238 ha lúa, 2.579 ha hoa màu bị ngập; gần 13.800 ha cây cao su bị đổ, gãy; 256 con trâu, bò bị cuốn trôi, 22.766 gia cầm bị chết; 382 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 190 chiếc tàu thuyền đánh cá bị chìm và cuốn trôi... Cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, thủy sản, hệ thống điện cũng bị bão tàn phá nghiêm trọng... Ước tổng thiệt hại sau 2 cơn bão, lũ gần 8.700 tỷ đồng.

* Trao quà cho bà con vùng lũ Hà Tĩnh

Sáng ngày 26/10, đoàn cứu trợ của báo NNVN và các DN bạn đọc đã đến với bà con vùng lũ tại Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh). 

Đoàn cứu trợ Công ty CPXD và Thương mại Tấn Đạt cùng các doanh nghiệp đã thành lập chương trình “Những người con quê hương” đến thăm hỏi và trao 20 suất quà trị giá hơn 40 triệu đồng gồm tiền mặt, gạo, mì tôm… cho các gia đình bị lũ lụt và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Hương Quang,Hương Minh (Vũ Quang) và Sơn Trường, Sơn Trung, Sơn Bằng, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn).

Cũng trong ngày, Chùa Phước Lộc, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng và chùa Nhiễu Long (Hương Sơn) cũng đã trao 100 suất quà gồm mì tôm, chăn, quần áo và tiền mặt cho xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn) mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm