| Hotline: 0983.970.780

156 triệu USD xây dựng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên

Thứ Năm 26/09/2013 , 08:49 (GMT+7)

Tuyến xe buýt nhanh số 1 sẽ được khởi công tại TP HCM trong năm tới với số vốn 156 triệu USD.

Tốc độ nhanh, chở được nhiều khách, chi phí đầu tư rẻ, các tuyến xe buýt nhanh (BRT) được xem là giải pháp giảm ùn tắc hiệu quả tại TP HCM. Tuyến BRT số 1 sẽ được khởi công trong năm tới với số vốn 156 triệu USD.

"Xe buýt nhanh với lợi thế là thời gian thi công ngắn, chi phí đầu tư thấp (bằng 1/40 vốn đầu tư của metro), khả năng vận chuyển lớn với 200 chỗ và tốc độ nhanh (khoảng 40 km/h, gấp đôi xe buýt hiện nay vì có làn đường riêng) nên rất phù hợp với các nước đang phát triển, các thành phố lớn đông dân trên thế giới", ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố cho biết tại hội thảo "Giới thiệu dự án phát triển giao thông xanh TP HCM" được tổ chức sáng 25/9.


BRT có khả năng vận chuyển cao gấp 2-3 lần xe buýt và có chi phí rẻ hơn metro rất nhiều

Theo ông Phúc, tuyến BRT dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ là tuyến đầu tiên trong mạng lưới 6 tuyến BRT được quy hoạch của TP HCM. Tuyến BRT sẽ giao cắt với các tuyến metro số 1, số 2, 3A và số 5 trong tương lai.

UBND TP đã giao Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị làm chủ đầu tư và triển khai Dự án phát triển giao thông xanh nhằm xây dựng tuyến BRT đầu tiên và trên cơ sở đó sẽ tiếp tục phát triển các tuyến còn lại dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, các sở ngành và đơn vị liên quan khác.

Tuyến BRT số 1 (dài gần 29 km) với số vốn gần 156 triệu USD sẽ được khởi công trong năm 2014 và hoàn thành vào giữa năm 2018. Điểm đầu tuyến tại bến xe miền Tây và điểm cuối tại ngã 3 Cát Lái (quận 2) gồm các hạng mục: 1 depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến và 30 xe buýt (sử dụng khí nén thiên nhiên - CNG).

Hệ thống BRT đầu tiên trên thế giới được triển khai tại TP Curitiba (Brazil) vào năm 1974. Theo thống kê của tổ chức phát triển giao thông bền vững (EMBARQ), tính đến cuối năm 2012, đã có 147 thành phố trên thế giới áp dụng mô hình vận tải BRT với tổng chiều dài gần 3.800 km, lượt hành khách vận chuyển mỗi ngày khoảng 25 triệu lượt. Tại Việt Nam, được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB), BRT đang được triển khai tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.

6 tuyến BRT đã được Thủ tướng phê duyệt tại TP HCM:

- Tuyến số 1: chạy dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ với chiều dài gần 29 km. 

- Tuyến số 2: Theo đường Nguyễn Văn Linh từ bến xe Miền Tây tới cầu Phú Mỹ, dài khoảng 24 km.

- Tuyến số 3: Dọc theo đường vành đai 2 từ ngã tư An Sương đến bến xe miền Tây mới có chiều dài khoảng 19 km.

- Tuyến số 4: Theo trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi từ đường Kha Vạn Cân đến công viên Chiến Thắng dài khoảng 14,5 km.

- Tuyến số 5: Theo trục đường Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong - nối dài ra đường Nguyễn Văn Linh từ ngã tư Bốn Xã đến đường Nguyễn Văn Linh dài gần 9 km.

- Tuyến số 6: Dọc theo đường Quang Trung, theo hướng tuyến Monorail số 3 dài khoảng 8,5 km.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm