| Hotline: 0983.970.780

2 đêm mất 19 “đầu cơ nghiệp”

Thứ Ba 16/04/2013 , 09:41 (GMT+7)

Những ngày vừa qua, tại xã Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa, Phú Yên) liên tiếp xảy ra các vụ mất trâu.

Những ngày vừa qua, tại xã Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa, Phú Yên) liên tiếp xảy ra các vụ mất trâu, có gia đình mất đàn trâu 7 con, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Tối 13/4, kẻ gian rình bắt 3 con trâu của hộ anh Lê Thanh Thương, thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, 2 con nghé còn lại bơ vơ chạy ra đường ngơ ngác tìm bầy bị xe tông chết. Khu vực trâu mất dưới chân đèo Cả, bà con chăn thả, nhốt qua đêm cạnh ruộng sình lầy.


2 ngày nay, tại xã Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa, Phú Yên) liên tiếp xảy ra các vụ mất trâu

Trước đó, tối 11/4, tại thôn Phú Khê 2, xã Hòa Xuân Đông kẻ gian đã bắt trộm 16 con trâu của 10 hộ dân, trị giá hơn 400 triệu đồng. Ông Lương Công Định (63 tuổi) ở thôn Phú Khê 2, bùi ngùi kể lại: “Tôi vừa vay 30 triệu mua con trâu cái với giá 32 triệu, gửi cho con trai chăn thả. Tuổi già không làm gì ra tiền, tính khi trâu đẻ bán con nghé có tiền sinh hoạt hàng ngày, không ngờ lại mất, biết tìm đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng”. Tối đó không riêng ông Định mà anh Lương Công Thế (con ruột ông Định) và Hồ Châu Hải (con rể ông Định) cũng bị kẻ gian dắt cùng lúc 3 con trâu mộng.

Cạnh đó, anh Trần Ngọc Phúc đau buồn vì mới mua trâu kéo với giá 20 triệu chưa trả tiền cũng mất trong đêm 11/4. Đau lòng nhất là chị Trần Thị Hạnh (39 tuổi, thôn Phú Khê 2), chồng mới mất, hai con nhỏ còn tuổi học, vay được 70 triệu mua 4 con trâu nhưng nuôi chưa được bao lâu thì mất 3 con, chỉ còn lại trâu nghé. Sáng ra đồng phát hiện trâu mất, chị ngất đi ngất lại mấy lần.

Mấy ngày nay ông Trần Phước (68 tuổi) mất ăn, mất ngủ, hết ngồi lại nằm, nằm mỏi ông ra dựa lưng thẫn thờ nhìn cánh đồng thả trâu vì gia đình ông mất đến 7 con trâu, tổng thiệt hại trên 200 triệu đồng.

Theo nhiều người dân địa phương, lâu nay trâu chăn thả ngoài đồng cả ngày, đến tối cột nhốt tại chỗ, chỉ những tháng lũ lụt mới đưa về chuồng. Hơn 30 năm qua, cả xóm vẫn chăn trâu thả như vậy nhưng chưa bao giờ bị mất. Người dân ở đây nuôi trâu cày ruộng sình lầy (máy cày không thể xuống được), nếu không có sức trâu ruộng đồng bỏ hoang. Không ngờ đêm 11/4, kẻ trộm lợi dụng trời mưa to và vụ mùa vừa thu hoạch, bà con không ra đồng, chúng đưa xe tải đến bắt trộm với số lượng lớn gồm những con trâu to, mập. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm