| Hotline: 0983.970.780

2 nhà Nobel đến Bình Định tham dự chương trình 'Gặp gỡ Việt Nam'

Thứ Ba 08/05/2018 , 19:45 (GMT+7)

Chiều 8/5, GS Finn Kydland, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004 và GS Gerard ‘t Hooft, giải Nobel Vật lý năm 1999 đã đến TP Quy Nhơn (Bình Định) để tham dự chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 14 năm 2018.

 Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đón tiếp 2 nhà Nobel

Đây là lần thứ hai cả 2 nhà khoa học đến bình Định dự sự kiện khoa học quốc tế của “Gặp gỡ Việt Nam”. GS Finn Kydland là nhà kinh tế học người Na Uy, được trao giải Nobel Kinh tế (cùng với Edward C.Prescott) cho những đóng góp về kinh tế vĩ mô động: Thời gian nhất quán của các chính sách kinh tế và động lực thúc đẩy chu trình kinh doanh. GS Gerard ‘t Hooft (Hà Lan) là chủ nhân của khám phá về cấu trúc lượng tử trong các tương tác điện yếu, công trình xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho lý thuyết vật lý về các hạt cơ bản và đoạt giải Nobel Vật lý.

Cùng với 200 nhà khoa học, chính trị gia và doanh nghiệp trong nước, quốc tế, GS Finn Kydland và GS Gerard ‘t Hooft sẽ tham dự hội thảo khoa học “Khoa học để phát triển” diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/5, với các vấn đề thảo luận đề cập xoay quanh vai trò của khoa học cơ bản, hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội. “Khoa học để phát triển” là 1 trong 2 hội thảo lớn nhất chương trình “Gặp gỡ Việt Nam năm 2018 do Hội Gặp gỡ Việt Nam phối hợp Bộ KH – CN cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.