| Hotline: 0983.970.780

20 năm vịnh Hạ Long được vinh danh

Thứ Năm 25/09/2014 , 09:05 (GMT+7)

Cách đây 20 năm, UNESCO công nhận vịnh Hạ Long trở thành Di sản thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. 

Sự vinh danh này đã tạo cho Quảng Ninh vị thế và sức bật mới để vươn lên, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. 20 năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực và những giải pháp tích cực để quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản vịnh Hạ Long.

Kể từ khi vịnh Hạ Long lần đầu tiên được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (17/12/1994), tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nghiên cứu, bảo tồn các giá trị của vịnh Hạ Long, đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn di sản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục di sản, từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, giữ gìn di sản, tình hình an ninh trật tự trên vịnh được chú trọng triển khai…

Trong đó, quan trọng nhất là Quảng Ninh đã xây dựng cho vịnh Hạ Long một nền tảng cơ chế chính sách, chiến lược quản lý căn bản, đó là Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002, Quy chế quản lý vịnh Hạ Long cùng hàng loạt các nghị quyết về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long…

Đặc biệt, vịnh Hạ Long là một di sản đặc thù và vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy, môi trường sinh thái và cảnh quan có nguy cơ bị tác động bởi sự phát triển của các công trình xây dựng đô thị và các ngành công nghiệp ven bờ vịnh, sự gia tăng dân cư, nhà bè, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, tàu vận tải, tàu nghỉ đêm trên vịnh… Những vấn đề này đã khiến cho Ủy ban Di sản thế giới quan ngại và yêu cầu Hạ Long có những giải trình về công tác bảo tồn vịnh Hạ Long.

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh, sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 11 tới đây, hàng loạt các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã và đang được tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Một trong những sự kiện vừa diễn ra vào đầu tháng 9 là cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủ đề “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới”.
Trước đó, tháng 6/2014, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cũng đã phát động cuộc thi “Sáng tác các sản phẩm lưu niệm về Di sản Vịnh Hạ Long”. Được biết, trong thời gian tới sẽ còn diễn ra nhiều hoạt động như: Hội thảo “Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long”; toạ đàm “DN đồng hành cùng Di sản”; triển lãm ảnh về Di sản Vịnh Hạ Long tại Bảo tàng Quảng Ninh...

Trước và sau khi có khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới, Quảng Ninh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương có liên quan của tỉnh thực hiện nhiều giải pháp quản lý, bảo tồn Di sản trên cơ sở tuân thủ nghiêm hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới 1972 và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Tỉnh đã triển khai Đề án di dời làng chài trên vịnh Hạ Long, ban hành Nghị quyết về hạn chế tối đa phát triển quỹ đất đô thị bằng hình thức lấn biển; chấm dứt hoạt động bốc xếp, chuyển tải hàng hóa rời trên vịnh; xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đầu tư thêm 3 trạm xử lý nước thải; kiểm soát môi trường trên vịnh; rà soát, điều chỉnh, ban hành các văn bản về quản lý hoạt động tàu du lịch, khách du lịch; mở rộng thêm tuyến điểm du lịch khu vực Bái Tử Long nhằm giảm tải trong vùng lõi; quy hoạch các khu bảo tồn, các vùng cấm khai thác thủy sản; phân vùng, phân tuyến khai thác thủy sản trên Vịnh Hạ Long…

Những nỗ lực, giải pháp này đã được chuyên gia thế giới đánh giá cao, và kết quả là trong kỳ họp lần thứ 38 (tháng 6/2014) vừa qua, vịnh Hạ Long đã không còn phải tiếp tục giải trình khuyến nghị với UNESCO nữa.

Không chỉ chú trọng công tác quản lý, bảo tồn di sản, tỉnh Quảng Ninh còn đặc biệt quan tâm đến việc khai thác, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long. 20 năm qua, các dịch vụ du lịch đặc trưng trên vịnh Hạ Long đã được hình thành và phát triển, tạo thành những sản phẩm hấp dẫn riêng của vịnh Hạ Long, được nhiều khách du lịch lựa chọn, đặc biệt là khách nước ngoài. Từ năm 1996 đến nay, vịnh Hạ Long đã đón trên 28,6 triệu lượt khách, trong đó trên 14,5 triệu lượt khách Việt Nam và 14,1 triệu lượt khách nước ngoài, doanh thu từ phí tham quan hơn 1.250 tỷ đồng.

Đại diện lãnh đạo Ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết, trong thời gian tới, ngoài việc tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác nghiên cứu, bảo tồn, bảo đảm môi trường sinh thái, đẩy mạnh hoạt động quảng bá vịnh Hạ Long ra nước ngoài; tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với di sản, xây dựng các văn bản, quy định đủ mạnh để xây dựng Hạ Long trở thành thương hiệu du lịch Việt Nam, điểm đến hàng đầu trong khu vực và quốc tế.

Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch với bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, định hướng từng bước xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển du lịch gắn liền và dựa trên hoạt động bảo tồn di sản.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm