| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 08/05/2017 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 08/05/2017

20.000 viên thuốc quý bị tiêu hủy và những thủ tục... vô cảm!

Thông tin về việc bệnh viện Truyền máu Huyết học (TMHH) TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức tiêu hủy 20.000 viên thuốc Tasigna 200mg vì hết hạn sử dụng, đã khiến dư luận xã hội dậy sóng, cực bức xúc.

Tasigna là loại thuốc đặc trị bệnh bạch cầu mãn dòng tủy (một loại ung thư), rất quý, có giá 700.000 đồng/viên. 20.000 viên thuốc trị giá 14 tỷ đồng. Số thuốc đó được tổ chức Novatis Pharma AG trao tặng. Ngày sản xuất: tháng 6/2013. Ngày hết hạn sử dung: tháng 5/2015.

Ngày 15/7/2013, bệnh viện TMHH TP Hồ Chí Minh nhận được thư hiến tặng lô thuốc của tổ chức trên. Ngày 28/11/2013 BV có công văn gửi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xin được tiếp nhận. Thế mà công văn đi, công văn lại, mãi đến ngày 14/7/2014, BV mới được Cục Quản lý Dược đồng ý cho tiếp nhận. Lúc này, thời hạn sử dụng của lô thuốc chỉ còn đúng 10 tháng. Thế rồi ngày 23/7/2014, lô hàng trên được vận chuyển bằng máy bay về đến Việt Nam. Và tiếp theo đó, là những thủ tục rất phiền phức đối với Hải quan. Đến ngày 7/8/2014, lô hàng mới được Hải quan cho thông quan. Do hạn sử dụng còn quá ít nên dùng không kịp. Kết quả là phải tiêu hủy.

Thật là đau xót. Thuốc đó mình không sản xuất được. Vì lòng nhân đạo, người ta đã cho không. Và mục đích của người cho là cho người bệnh. Người bị bệnh bạch cầu mãn dòng tủy, phải dùng từ 3 đến 4 viên thuốc Tasigna 200mg mỗi ngày. Với giá 700.000 đồng/viên, thì với người nghèo, những viên thuốc đó chỉ xuất hiện trong giấc mơ.

Thử giở báo chí ra mà xem. Mỗi ngày đều có hàng chục cái tin vì không có tiền điều trị, nên nhiều người đành chỉ biết gạt nước mắt nhìn người thân của mình chết dần trước mắt. Nay thuốc được cho không, thì ơn ấy đúng là ơn cứu mạng còn gì. Thế mà trong khi người ngoài chìa tay để cứu dân ta, thì chính chúng ta lại gạt tay họ. 20.000 viên thuốc kia, nếu đến được với người bệnh, thì sẽ có bao nhiêu người được cứu sống?

Thời hạn sử dụng của lô thuốc là 24 tháng. Thế mà từ lúc nhận được thư hiến tặng đến khi thuốc được nhập vào kho của bệnh viện, đã mất đúng 15 tháng, chỉ vì sự “đủng đỉnh” của các cơ quan, và phải qua rất nhiều thứ thủ tục nhiêu khê.

Tại sao ngày 15/7/2013 nhận được thư hiến tặng, mà mãi hơn 4 tháng sau, BV mới có công văn xin Cục Quản lý Dược cho tiếp nhận lô thuốc? Về phần mình, Cục Quản lý Dược chắc chắn là biết rõ giá trị của lô thuốc, cả giá trị kinh tế lẫn giá trị điều trị. Nhưng vì sao mãi 8 tháng sau, Cục mới đồng ý cho BV tiếp nhận? Chỉ riêng hai cơ quan đó đã “ngâm” lô thuốc mất chẵn một năm rồi. Thủ tục là do chúng ta đặt ra. Nhưng trong trường hợp này, thì thủ tục chính là những sợi dây do chính chúng ta làm ra để tự trói mình. 20.000 viên thuốc quý bị tiêu hủy chỉ vì vướng quá nhiều thủ tục, trong khi hàng ngàn người bệnh thiếu thuốc, thì những thủ tục ấy chính là sự tàn ác.

Và khi đọc được thông tin 20.000 viên thuốc quý do mình hiến tặng bị tiêu hủy, không biết những người trong tổ chức hiến tặng ấy nghĩ sao?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm