| Hotline: 0983.970.780

2012: Điện sản xuất và nhập khẩu sẽ tăng 10,89%

Thứ Tư 28/12/2011 , 13:41 (GMT+7)

Bộ Công thương vừa phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2012 do EVN lập theo đó, tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2012 là 120,795 tỷ kWh, tăng 10,89% so với năm 2011...

Bộ Công thương vừa phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2012 do EVN lập theo đó, tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2012 là 120,795 tỷ kWh, tăng 10,89% so với năm 2011, trong đó mùa khô là 58,157 tỷ kWh và mùa mưa là 62,638 tỷ kWh.

Cụ thể, sản lượng thủy điện cả năm là 45,029 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 18,384 tỷ kWh và mùa mưa là 26,645 tỷ kWh; sản lượng nhiệt điện than cả năm là 24,78 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 13,742 tỷ kWh và mùa mưa là 11,038 tỷ kWh.

Sản lượng nhiệt điện tuabin khí cả năm là 45,744 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 23,425 tỷ kWh và mùa mưa là 22,319 tỷ kWh và sản lượng nhiệt điện dầu cả năm là 0,506 tỷ kWh, trong đó dầu FO là 0,271 tỷ kWh (chỉ trong mùa mưa) và dầu DO là 0,235 tỷ kWh (chỉ trong mùa mưa).

Riêng về sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc, theo dự tính trong năm 2012, EVN sẽ nhập khẩu là 4,65 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 2,565 tỷ kWh và mùa mưa là 2,085 tỷ kWh.

Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2012 được duyệt, Bộ Công thương cũng yêu cầu EVN xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp điện tháng, tuần trong năm 2012 cho toàn hệ thống.

Đồng thời chỉ đạo các tổng công ty điện lực xây dựng kế hoạch cung cấp điện tháng, tuần để thường xuyên theo dõi, cập nhật các yếu tố liên quan đến huy động nguồn điện và vận hành hệ thống điện quốc gia để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia.

Theo yêu cầu của Bộ Công thương, EVN phải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam để sử dụng hiệu quả các nguồn nước cho phát điện và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp than, dầu, khí cho phát điện.

Đặc biệt, để đảm bảo các tổ máy tuabin khí cụm nhà máy Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau sẵn sàng chuyển đổi sang chạy dầu DO theo nhu cầu phụ tải điện toàn hệ thống trong thời gian sửa chữa hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn và PM3-CAA, Bộ Công thương cũng yêu cầu PVN ưu tiên huy động cao nhất khả năng phát điện của cụm nhà máy điện Cà Mau với lượng khí được cung cấp từ nguồn khí PM3-CAA.

Riêng nguồn khí Nam Côn Sơn cung cấp cho phát điện năm 2012 Bộ Công Thương yêu cầu PVN phải huy động ở mức tối đa với tổng sản lượng là 6,5 tỷ m3.

Việc phân bổ khí Nam Côn Sơn cho các nhà máy điện tuabin khí của cả PVN và EVN sẽ theo nguyên tắc: sau khi trừ nghĩa vụ bao tiêu của các nhà máy BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, lượng khí còn lại được phân bổ cho các nhà máy điện tuabin khí trong khu vực theo nguyên tắc đảm bảo hệ số mang tải năm của tất cả các nhà máy là tương đương nhau và khí PM3-CAA cung cấp cho phát điện với mức tối đa sau khi đã cấp cho nhà máy đạm Cà Mau.

"Ưu tiên sử dụng khí cho phát điện, trong trường hợp cần thiết có thể giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác như khí cấp cho nhà máy đạm, hộ thấp áp… để đáp ứng nhu cầu khí cho phát điện," công văn nhấn mạnh.

Về khoản chi phí tăng thêm do huy động nhà máy điện Cà Mau sẽ được xem xét, chấp nhận là các chi phí phát sinh hợp lý, nhằm sử dụng tối ưu tài nguyên khí của quốc gia.

Theo tính toán của Bộ Công thương, trong năm 2012 sẽ có 24 nhà máy với tổng cổng công suất đặt là 3.077 MW đưa vào vận hành và bổ sung cho lưới điện quốc gia.

Tuy nhiên, để cung ứng đủ điện năng, lãnh đạo Bộ Công thương cũng yêu cầu Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc để vận hành ổn định các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý trong năm 2012 và phối hợp với EVN để bố trí hợp lý lịch sửa chữa các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý trong năm 2012.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm