| Hotline: 0983.970.780

26 năm trên bụng mẹ

Thứ Sáu 04/06/2010 , 10:00 (GMT+7)

Hai mươi sáu năm qua, em Lê Thị Hằng sinh năm 1984 tại xóm Đông Tâm, xã Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đều phải nằm trên bụng mẹ mới mong có một giấc ngủ yên bình.

Mẹ con em Hằng
Hai mươi sáu năm qua, em Lê Thị Hằng sinh năm 1984 tại xóm Đông Tâm, xã Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đều phải nằm trên bụng mẹ mới mong có một giấc ngủ yên bình.

Hằng là con thứ của vợ chồng ông Thắng, bà Hoa. Lúc mới sinh, Hằng chỉ nặng 1kg. Mọi người đều nghĩ do Hằng sinh thiếu tháng nên mới như vậy. Thời gian trôi đi, bạn bè cùng lứa với Hằng đều đã khôn lớn mà Hằng vẫn nằm yên trong vòng tay của mẹ.

Nhà Hằng quá nghèo, ngày trước cơm còn không đủ ăn thì ai nghĩ đến chuyện đưa con đi khám. Nhiều lần, mẹ Hằng đã phải vét đến hạt thóc cuối cùng để mua thuốc cho con nhưng cơ thể Hằng ngày càng èo uột.

Một lần đưa con đi bệnh viện, bác sĩ kết luận Hằng bị bại liệt bẩm sinh. Xương sống của Hằng bị vẹo hẳn sang một bên, cơ chân không phát triển cùng với bệnh thiểu năng trí tuệ.

Hơn 20 năm qua, mẹ là người mớm cơm cho Hằng bởi bản thân không có khả năng nhai hay cầm nắm bất cứ thứ gì. Bà Hoa ngậm ngùi: “26 năm rồi, gia đình phải thay nhau mớm cơm cho Hằng ăn đấy”.

Ngày cũng như đêm, Hằng chỉ nằm một chỗ, khuôn mặt dài ngô nghê cười khóc bất chợt. Mà Hằng phải nằm sấp mới cố định được, nếu nằm ngửa, hai tay Hằng sẽ liên tục vả vào mặt đến tóe máu nếu người nhà không kịp thời phát hiện. Dù trong lòng thương con đứt ruột nhưng buộc lòng bố mẹ phải trói hai tay con lại.

Đêm đến, Hằng nằm lên bụng mẹ và ngủ ngon lành. Hai bàn tay không còn vùng vẫy. Hôm nào mẹ làm đồng về mệt hoặc bị ốm thì bố lại là người thay thế.

Hằng không biết nói. Đói, khát Hằng chỉ kêu rú lên từng hồi cho đến khi có người xuất hiện. Mọi sinh hoạt cá nhân của Hằng đều diễn ra trên giường. Có lẽ vì thế căn nhà nhỏ luôn bốc lên một mùi tanh nồng khó chịu.

“Mỗi lần nhìn nó cười ngô nghê, lòng tôi thắt lại. Bằng tuổi nó người ta đã chồng con đề huề, đằng này...”, bà Hoa than thở.

Ước mơ duy nhất của gia đình bà Hoa là làm sao mua được chiếc máy sinh tố để xay cơm cho Hằng. Thế nhưng, vì hoàn cảnh nghèo túng lại phải tích cóp tiền thuốc thang cho Hằng từng ngày nên dường như mơ ước giản dị ấy không thể thành hiện thực.

Bà Hoa cho biết, bệnh tình Hằng ngày càng trầm trọng. Nhiều lúc em lịm đi mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Gia đình muốn đưa Hằng đi khám bệnh nhưng không thể vì tài sản trong nhà không còn gì có thể bán được. 

Hoàn cảnh của em Hằng rất thương tâm và mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xinh quý vị gửi cho ông Lê Văn Thắng theo địa chỉ trên hoặc Văn phòng báo Nông nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng – TP Cần Thơ, ĐT: 07103835431; chúng tôi sẽ chuyển giúp tới quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm