| Hotline: 0983.970.780

26,07 triệu Euro quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học

Thứ Hai 17/03/2014 , 09:47 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa Phê duyệt danh mục Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2” do Chính phủ Đức tài trợ.

Theo đó, Bộ NN-PTNT sẽ là cơ quan chủ quản dự án. Địa bàn thực hiện tại các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Bắc Kạn. Thời gian thực hiện 7 năm, từ 2014-2020.

Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 26,07 triệu Euro, gồm: Chính phủ Đức đóng góp 20,5 triệu Euro (15 triệu Euro từ nguồn vốn vay ưu đãi ODA; 5,5 triệu Euro từ nguồn ODA viện trợ không hoàn lại); Việt Nam đóng góp 5,57 triệu Euro.

Mục tiêu của Dự án nhằm tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời góp vào sự thích ứng của khu vực đối với BĐKH và hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương.

Dự án gồm 3 hợp phần. Hợp phần 1 là bảo vệ tính đa dạng sinh học: điều tra cơ bản đa dạng sinh học làm cơ sở cải thiện hoạt động quản lý, giám sát bảo vệ rừng đặc dụng; phân định đóng mốc ranh giới rừng đặc dụng và giao lại các nguồn tài nguyên rừng sản xuất cho dân địa phương làm cơ sở để bảo vệ và quản lý hiệu quả; hỗ trợ thành lập Khu bảo tồn Bát Xát; tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bảo tồn, cải thiện đa dạng sinh học cho 5 khu bảo tồn, lập quy hoạch sử dụng đất của 250 thôn, cải thiện sinh kế cho 250 thôn.

Hợp phần 2 là thúc đẩy đa dạng sinh học bằng quản lý rừng bền vững: cải thiện quản lý 500 ha rừng thông bằng kỹ thuật khai thác chọn lọc, làm giàu 500 ha rừng thông bằng biện pháp trồng bổ sung; hỗ trợ quản lý bền vững 1.000 ha rừng thông và quản lý lâm sinh phù hợp tại 5.000 ha rừng trồng keo.

Hợp phần 3 là quản lý rừng bền vững nhằm ngăn ngừa mất mát đa dạng sinh học: lập Quy hoạch sử dụng đất thôn bản có sự tham gia của người dân cho 80 thôn thuộc 23 xã; giao 12.000 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho cộng đồng thôn/bản quản lý; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch quản lý rừng và quỹ bảo vệ và phát triển rừng của thôn/bản; xây dựng cơ chế, thỏa thuận chia sẻ lợi ích.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.