| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên:

3 năm nuôi giữ giống gốc không được cấp kinh phí

Thứ Hai 05/03/2018 , 08:31 (GMT+7)

Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi) bỗng dưng bị cắt kinh phí hỗ trợ nuôi giữ giống gốc ngan, vịt.

08-31-40_vit-di-xuyen-1
Tham quan khu nuôi giữ giống gốc vịt, ngan, ngỗng tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Không thể “đem con bỏ chợ”, đơn vị này đành phải co kéo các nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao. Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, việc phân bổ kinh phí hỗ trợ nuôi giữ giống gốc như vậy là “thiếu công bằng”.

Ngày 2/3, ông Phùng Đức Tiến và ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Duy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho biết, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên được giao theo chức năng, Trung tâm luôn đảm bảo nuôi gữ 6.200 mái vịt, ngan sinh sản. Trong đó số lượng vịt siêu thịt (SM, ST, MT) mái sinh sản là 4.000 con, vịt mái chuyên trứng (TG, TC) là 700 con, ngan Pháp sinh sản là 1.500 con.

Từ năm 2004 - 2014, hàng năm Trung tâm được cấp kinh phí hỗ trợ nuôi giữ giống gốc vịt, ngan theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT-BTC-BNN giữa Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT (năm 2014, Trung tâm được cấp khoảng 1,5 tỷ đồng cho hoạt động này). Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, nguồn kinh phí trên bị cắt khiến nguồn lực của Trung tâm bị sụt giảm.

Về vấn đề này, ông Phùng Đức Tiến nêu quan điểm: “Đã là chính sách hỗ trợ của nhà nước thì phải công bằng. Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên là cái nôi nghiên cứu, sản xuất, phát triển giống vịt, có tuổi đời gần 40 năm, tại sao lại cắt hết kinh phí hỗ trợ nuôi giữ giống gốc ở đây trong khi các đơn vị khác vẫn được thụ hưởng? Các cơ quan liên quan phải báo cáo giải trình về vấn đề này”.

Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về chăn nuôi vịt, ngan trong cả nước. Số lượng đàn giống đang nuôi giữ tại Trung tâm khoảng 22.500 con và tại các điểm liên kết nuôi giữ 12.000 con giống sinh sản các loại. Chỉ tính riêng năm 2017, Trung tâm đã cung cấp hơn 1,6 triệu con giống gia cầm. Khoảng 30% trong tổng số con giống vịt bố mẹ của cả nước là do Trung tâm tạo ra.

Từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã chọn lọc được 7 dòng vịt siêu thịt, 8 dòng vịt siêu trứng và 2 dòng vịt kiêm dụng; 1 giống vịt Biển – 15 Đại Xuyên; 4 dòng ngan ngoại cao sản. Qua đó nâng cao năng suất trứng từ 10 – 20 quả, năng suất thịt 200 – 400g/con, thúc đẩy cho phát triển chăn nuôi vịt, ngan ở Việt Nam, duy trì là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động, ông Nguyễn Văn Duy kiến nghị lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho phép và tạo điều kiện cho Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên mở rộng diện tích 4,3ha thuộc địa phận xã Phú Yên (đã được chính quyền xã, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội chấp thuận và tạo điều kiện về thủ tục bàn giao đất). Đồng thời mở rộng đối tượng nghiên cứu về thủy cầm khác như ngỗng hiện đang được thị trường rất ưa chuộng.

Trước kiến nghị trên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở rộng diện tích của Trung tâm để đáp ứng hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn.

Thứ trưởng Doanh cũng đánh giá cao nỗ lực không ngừng của Trung tâm, khi xây dựng Vịt Đại Xuyên trở thành thương hiệu uy tín và lan tỏa rộng khắp, được bà con cả nước biết đến và tin dùng.

Xem thêm
Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất