| Hotline: 0983.970.780

3 thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt cóc trở về, vỡ òa trong niềm vui sướng

Thứ Tư 26/10/2016 , 09:20 (GMT+7)

Chiều 25/10, 3 thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt đã về đến Việt Nam. Ở quê nhà, bố mẹ anh Phương, một trong ba thuyền viên bị bắt giữ đang mong ngóng con trở về với gia đình. Còn ở sân bay, người thân các thuyền viên khác vỡ òa trong niềm vui sướng...

Hiện 3 thuyền viên được bảo vệ rất nghiêm ngặt và sẽ khám sức khỏe ở Bệnh viện Tràng An (Hà Nội) và trở về quê đoàn tụ gia đình vào sáng 26/10.
 

Mong ngóng ở quê

4 năm nay, chưa đêm nào ông Phan Xuân Linh (71 tuổi) và bà Lê Thị Hòa (59 tuổi), trú tại xóm Đông Hưng, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, được ngon giấc vì lo lắng cho sự an toàn của con trai.

17-50-55_nh-1-vo-chong-ong-linh-thp-thom-ngong-con-tri-ve
Vợ chồng ông Linh thấp thỏm ngóng con trai về
 

Từ ngày anh Phan Xuân Phương (27 tuổi), con trai ông Linh điện thoại về thông báo bị cướp biển Somalia bắt cóc khiến cả gia đình suy sụp. Lo cho con, bà Hòa, mẹ anh Phương đổ bệnh rồi bị tai biến, nay phải nằm một chỗ.

Cách đây mấy hôm, bất ngờ, Phương gọi điện về thông báo sắp được trở về nước, vợ chồng ông Linh như chết đi sống lại. Biết tin, người dân trong xã tấp nập kéo đến ngôi nhà nhỏ của ông Linh chúc mừng.

Theo ông Linh, cách đây hơn 4 năm, vào tháng 2/2012, tàu cá FV Naham 3 của Đài Loan bị cướp biển Somalia bắt giữ tại quần đảo Seychelles (Ấn Độ Dương). Trên tàu có 3 thuyền viên người Việt Nam là Nguyễn Văn Hạ, Nguyễn Văn Xuân ở Hà Tĩnh và con trai ông. Vào thời điểm đó, Phương có gọi điện về cho gia đình thông báo và cầu xin bố mẹ hãy tìm mọi cách cứu mình.

Ông Linh nhớ lại: “Thời điểm đó con tôi mới đi được 11 tháng thì tôi nhận được điện thoại của nó thông báo là bị cướp biển bắt cóc. Thuyền trưởng bị họ giết rồi, giờ họ nói muốn chuộc người thì phải có 60.000 USD nếu không chúng sẽ giết”. Từ đó về sau, tôi còn nhận được 2 cú điện thoại của Phương nữa đều với nội dung cầu cứu rồi bặt tin đến nay.

Sau khi con trai bị cướp biển bắt, ông Linh đã nhiều lần ra Hà Nội để tìm kiếm thông tin về con nhưng không có kết quả. Công ty đưa Phương đi cho biết đang đàm phán, tuy nhiên tin tức về con trai của ông cứ dần tuyệt vọng theo thời gian.

“Hôm 21/10, tôi nhận được điện thoại của Phương thông báo về việc đã được thả ra và đang chờ làm thủ tục về nước. Tôi không tin vào tai mình nữa, cứ ngỡ nghe nhầm. Nghe con nói xong mà tôi cũng không dám nói cho nhiều người biết. Khi thấy trên ti vi đưa tin, tôi nhìn thấy ảnh của con mình mới òa lên vui sướng”, ông Linh xúc động.

Cũng theo ông Linh, anh Phương là con thứ 3 của gia đình có 4 anh chị em. Mấy người anh của Phương đều đi lao động ở Malaysia. Theo chân các anh, năm 2011, Phương đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Gia đình ông phải đóng 25 triệu đồng cho Trung tâm xuất khẩu lao động thuộc Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor).

Theo hợp đồng thì khi sang Đài Loan, Phương sẽ làm việc trên tàu câu cá ngừ với mức lương 300USD/tháng, không ngờ đó là chuyến đi định mệnh.
 

Niềm vui vỡ òa

Bị đổ bệnh khi hay tin con trai bị bắt cóc, từ đó bà Hòa, mẹ anh Phương phải nằm liệt giường. Tuy nhiên, gần 1 tuần nay khi nhận được tin con, bà Hòa như muốn bật dậy để đếm từng ngày từng giờ được nhìn đứa con bằng da bằng thịt mà bà hết mực yêu thương.

Bà Hòa chia sẻ: “Mấy hôm nay, tôi vui quá, thế là bao nhiêu năm trông ngóng, nay con tôi cũng được về nhà rồi. May nhà tôi có phúc lớn, con tôi trở về bình yên là tốt rồi. Cuối cùng con tôi cũng hạ cánh xuống sân bay an toàn và sẽ về quê vào sáng 26/10 sau khi thăm khám xong sức khỏe. Giờ tôi không cần gì cả, chỉ mong cả gia đình được đoàn tụ mà thôi”.

Vui mừng hơn nữa phải kể đến chị Nguyễn Thị Quỳnh (33 tuổi), vợ anh Nguyễn Văn Xuân (35 tuổi), trú phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Lặn lội xe đò từ Hà Tĩnh ra Hà Nội sáng sớm 25/10, chị Quỳnh và hai con gái vỡ òa niềm vui ở sân bay Nội Bài khi được ôm chầm lấy chồng, cha khi anh Xuân trở về an toàn trên chuyến bay từ Tanzania.

17-50-58_nh-4-me-con-chi-xun-dng-mong-chong-tung-gio
Vợ và con gái anh Xuân
 

Chị Quỳnh tâm sự: “Hai vợ chồng lấy nhau chỉ có đôi bàn tay trắng. Cưới nhau không lâu thì tôi mang thai nên kinh tế gia đình phụ thuộc vào một mình anh, nghèo khó cứ đeo bám mãi. Để cải thiện kinh tế gia đình, vợ chồng chị Quỳnh vay mượn tiền để anh đi lao động. Hy vọng thoát nghèo chưa kịp léo lên thì nhận được tin anh bị cướp biển bắt. Cuối cùng niềm vui về ngày về của anh với mẹ con tôi cũng thành hiện thực”.

Cùng chung niềm vui như chị Quỳnh, vợ thuyền viên Nguyễn Văn Hạ (35 tuổi) ở Hà Tĩnh liên tục khóc và gọi tên chồng khiến không khí nhà chờ ga T2 của sân bay Nội Bài chiều 25/10 thêm náo nhiệt. Vợ anh Hạ cho biết, 4 năm qua chồng gọi điện về nhà 3-4 lần thông báo tình hình khi bị cướp biển giam giữ nhưng gia đình không có cách nào liên lạc ngược lại. Khi lên máy bay về Việt Nam, anh Hạ đã gọi điện thông báo với vợ giờ dự kiến đến Hà Nội và cả gia đình đã ra từ sáng nay để đón anh về nhà.

17-45-36_nh-2-vo-nh-h-o-khoc
Vợ anh Hạ khóc khi gặp lại chồng sau 4 năm ly biệt
 

17-45-36_nh-3-nh-h-om-con-tri
Anh Hạ ôm chầm lấy con trai
 

Để hỗ trợ các thuyền viên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu Vinamotor làm việc với công ty môi giới và chủ sử dụng thuyền viên phải thanh toán tiền lương, các chế độ bảo hiểm, chi phí hỗ trợ lao động trong thời gian thuyền viên bị hải tặc Somalia bắt giữ và chi phí đưa ba thuyền viên về nước. Bên cạnh đó, phải tổ chức đưa đón người lao động về quê, có cơ chế hỗ trợ thuyền viên gặp rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài.

Tháng 2/2012, tàu cá FV Naham 3 của Đài Loan bị cướp biển Somalia bắt cóc. Trên tàu có các thuyền viên đến từ Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam.

Sau hơn 4 năm, ba thuyền viên Việt Nam trên tàu Naham 3 bị hải tặc Somali bắt giữ được thả và Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc đã đưa các thuyền viên từ Somalia về Kenya.

Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania lập tức cử người sang Kenya tiếp nhận và hỗ trợ các thủ tục liên quan để hồi hương các thuyền viên. Dự kiến tối 25, rạng sáng 26/10, các thuyền viên sẽ về đến Việt Nam và được đưa thẳng về quê đoàn tụ gia đình.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm