| Hotline: 0983.970.780

30 năm bám trụ cây điều

Thứ Tư 02/07/2014 , 08:10 (GMT+7)

Đúng nửa cuộc đời, ông Nguyễn Văn Thao ngụ ấp 2, xã An Viễn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai gắn bó với cây điều.

Ông bảo: “Vườn điều này đã chứng kiến sự ra đời, lớn lên và trưởng thành của các con tôi suốt mấy chục năm qua!”.

60 tuổi, ông Thao có dáng người nhỏ thó, da săn chắc, rám nắng gió, mái tóc muối tiêu cắt ngắn gọn gàng. Ông mở đầu câu chuyện về cơ duyên đến với cây điều nơi căn nhà tường của đôi vợ chồng cách đây 30 năm: “Ngày ấy đất ở đây không trồng được cây gì ra hồn. Vì là loại đất xám, bạc màu, nên đến cả mì (sắn) còn khó sống, còi cọc, trồng cả năm trời nhổ lên chỉ được vài ba củ như đuôi chuột.

Rồi chẳng biết do đâu mọi người đổ xô trồng điều, thấy vậy vợ chồng tôi cũng làm theo. Cây giống lúc đó chưa ai làm, phần lớn tìm được hạt nào ươm trồng hạt đó. Cuối cùng đất xấu ở đây đành “khuất phục” trước cây điều, cây cứ thế lớn lên, cho trái và tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho rất nhiều hộ gia đình”.

Chỉ vài năm sau, diện tích điều ở xã An Viễn đã lên đến trên 13.000 ha, chiếm hơn 90% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Đến nay, tuy một số hộ đã chuyển sang trồng cao su, hồ tiêu, nhưng xã vẫn còn trên 12.000 ha điều, nhiều nhất tỉnh Đồng Nai.

Nói về cây điều, ông Thao cho rằng: "Đây là loại cây công nghiệp, có khả năng chống chịu với thời tiết, khí hậu nắng nóng, chịu được đất xấu bạc màu, nhưng do giống ban đầu trồng theo kiểu “năm cha, bảy mẹ” nên năng suất không cao, trái nhỏ, khó rụng khi thu hoạch".

Là người chí thú làm ăn, ông Thao quyết định lựa chọn những cây tỷ lệ đậu trái cao, to, khả năng chống chịu nắng nóng, mưa bão, sâu bệnh tốt để làm giống và thay dần những cây không hiệu quả.

Song song đó, ông áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc theo đúng hướng dẫn tại các buổi hội thảo, tập huấn do Hội Nông dân xã tổ chức. Dần dà, vườn điều của ông đã được cải thiện, năng suất nhiều năm qua đều đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha.

Về kỹ thuật trồng, chăm sóc ông Thao chia sẻ: "Quan trọng nhất là phải chọn được giống tốt. Điều là loại cây trồng chống chịu được nắng hạn nhưng phải được tưới trong mùa khô. Để giữ được nước tưới, tháng 7 khi làm cỏ và lá rụng, bà con nên vun thành bồn xung quanh gốc, cách gốc từ 1 - 1,5 m lấp đất quanh bồn rồi bơm nước vào.

Ông Phạm Hữu Trí, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Viễn cho biết, do có công chăm sóc kỹ, đúng kỹ thuật nên rẫy điều của ông Thao không những đạt năng suất cao mà luôn giữ ổn định. Vừa rồi có đoàn từ Nhật Bản và New Zealand đến xã tìm hiểu về cây điều, xã đã chọn rẫy ông Thao để họ tham quan.

Khi rễ cây hút nước cũng là quá trình phân hủy lá thành phân hữu cơ, do vậy không phải sử dụng phân chuồng. Còn phân vô cơ bà con nên mua phân đơn và trộn theo tỷ lệ 16-16-8 (nhưng có lúc gia giảm tỷ lệ theo sự đòi hỏi của cây).

Bón phân từ 2 - 3 lần/vụ, lần đầu vừa dứt mưa, lần hai khi điều sắp nở bông. Về phòng trừ dịch hại trên điều, bà con chú ý điều là loại cây trồng mẫn cảm với thời tiết, khi mùa khô chuyển sang mùa mưa phải xịt thuốc diệt bọ xít, bọ trĩ và sâu đục thân, khi điều trổ bông cũng phải xịt như vậy".

Ông Thao khẳng định, do tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật chăm sóc, vườn điều của ông luôn cho thu nhập khá, đều đặn. “Có thời điểm giá điều lên tới 25.000 đồng/kg, không những đủ trang trải cuộc sống mà tôi còn mua sắm vật dụng tiêu dùng, xe máy cho gia đình”.

Suốt 30 năm qua, vườn điều này đã chứng kiến sự ra đời, lớn lên và trưởng thành của các con ông, giúp vợ chồng ông có thu nhập ổn định để nuôi dạy các con nên người. Ông bảo: “Tôi giờ đã già cả, nhưng vui nhất là các cháu đều có vợ có chồng, có nhà riêng để ở. Riêng cháu út năm nay sẽ tốt nghiệp đại học ngành tài chính - ngân hàng là vợ chồng tôi mãn nguyện rồi!”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm