| Hotline: 0983.970.780

4 nguyên tắc đào tạo nghề ở Trung Quốc

Thứ Ba 26/06/2012 , 15:32 (GMT+7)

Đại diện Bộ GD-ĐT vừa tham dự hội nghị toàn thế giới lần thứ ba về đào tạo nghề, được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Giám sát chặt chẽ nông dân học nghề là kinh nghiệm thành công của Trung Quốc

Đại diện Bộ GD-ĐT vừa tham dự hội nghị toàn thế giới lần thứ ba về đào tạo nghề, được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho biết, đào tạo nghề cho nông dân là nội dung quan trọng được đưa ra bàn thảo tại hội nghị và là bài học để chúng ta lưu tâm.

TQ có 1,3 tỷ người (chiếm 23% dân số thế giới) với 122 triệu ha đất nông nghiệp. Quốc gia này đang có nhiều chính sách đào tạo nghề cho nông dân mà VN chưa có, cụ thể là Luật về nông nghiệp, luật về khuyến khích áp dụng công nghệ trong nông nghiệp (từ năm 1993), Luật Giáo dục nghề nghiệp... Ngoài ra cũng có nhiều Nghị định, quyết định nhằm khuyến khích đổi mới giáo dục nghề nghiệp, định hướng cho khu vực nông thôn.

Với lực lượng đông đảo lao động cư trú và làm việc ở nông thôn, TQ dành khá nhiều ưu đãi, chính sách. Hiện nước này có 700 ngàn sinh viên theo học tại 343 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (hệ Cao đẳng). 1,9 triệu sinh viên được học gần 500 chương trình có liên quan đến nông nghiệp tại 237 trường trung cấp nông nghiệp.

Sau khi gia nhập WTO ngày 11/12/2001, TQ đưa tiêu chí hàng đầu là lĩnh vực phát triển nông nghiệp với đội ngũ nông dân hùng hậu, lành nghề. TQ áp dụng đào tạo nghề theo 4 nguyên tắc: Đưa giáo dục việc làm đến tận làng, xã; giáo dục nghề nghiệp dạy theo nhu cầu; các hoạt động giáo dục phải được chuẩn hóa và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo nghề.

Các nguyên tắc đó đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nông dân. Không chỉ giúp họ có thời gian để học, mà còn tạo nhiều cơ hội để thực hành. Khác với VN, chương trình đào tạo nghề của TQ được thiết kế để phục vụ nông nghiệp theo mùa vụ, theo lĩnh vực nuôi trồng... và nhu cầu của nông dân. Có như vậy mới tạo động lực và kích thích sự sáng tạo của người học. Học viên được quản lý theo các tiêu chí cực kỳ nghiêm khắc, chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả dạy học. TQ cũng thực hiện chương trình “1 triệu học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề về làm việc ở nông thôn”. Chương trình tiến hành trong 2 năm.

TQ quản lý nông dân chuyên nghiệp sau khi ra trường như thế nào? Khi đã có trình độ nghề nhất định, nông dân dễ dàng kiếm được thu nhập từ chính nghề mình học. Chính quyền địa phương sẽ đánh giá, kiểm định tay nghề của nông dân chuyên nghiệp có phù hợp với quy mô canh tác, nuôi trồng hay không? Đặc biệt, tất cả "dữ liệu" này sẽ được tập hợp thành “file” để người quản lý có thể kiểm soát...

Nông dân chuyên nghiệp cũng sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như bù giá cho nông nghiệp, có lợi thế hơn trong thuế đất (miễn trừ hoặc giảm thuế), dễ dàng tiếp cận vay vốn ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật cao… Một số trường ĐH của Trung Quốc được giao nhiệm vụ nghiên cứu các chiến lược đào tạo cho lao động nông thôn rất mạnh mẽ. Với những chính sách ưu đãi đó, sản phẩm nông nghiệp của TQ có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm được SX theo chu trình khép kín và tăng dần theo các năm...

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất