| Hotline: 0983.970.780

4 nhà, nhà nào mờ nhạt nhất?

Thứ Sáu 06/12/2013 , 09:31 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp thì trong 4 nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước thì có 2 nhà giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo cho sự thành công của mô hình là nhà nước và nhà doanh nghiệp.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp thì trong 4 nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước thì có 2 nhà giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo cho sự thành công của mô hình là nhà nước và nhà doanh nghiệp: Nhà nước giữ vai trò như là tác nhân tạo dự kết dính giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp.

Thấy kết luận chắc nịch, tôi làm một cuộc điều tra bỏ túi.

Ông Bùi Thanh Hồng, một đồng nghiệp ở Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Tháp chia sẻ: Bọn mình muốn làm việc phải đăng ký qua văn phòng xếp lịch, còn doanh nghiệp muốn thì cứ điện thoại trực tiếp, nếu bố trí được là các ổng tiếp liền. Các cán bộ ban ngành, cán bộ huyện thị đều không dám phiền nhiễu gì doanh nghiệp vì sợ doanh nghiệp "méc" với lãnh đạo tỉnh.

Ông Năm Bàu, một cựu chiến binh ở phường 1, TP Sa Đéc nguyên là một chủ doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng hồ hởi: Ê kíp ông Tân (Bí thư tỉnh) và ông Hoan (Chủ tịch tỉnh) bây giờ được lắm, cán bộ không được việc, cán bộ léng phéng là thay ngay.


Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại Hội thảo Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp tổ chức tại Đồng Tháp ngày 27/11

Ngày 28/11, tôi đề nghị ông Trần Hồng Lạc, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tam Nông liên hệ với ông Lê Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND huyện bố trí một cuộc phỏng vấn vì ông là ủy viên ban điều hành dự án tiêu thụ nông sản (gồm ớt và lúa gạo, ban này được thành lập ngày 7/2/2012 theo quyết định của Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp).

Nhưng ông Lạc cho biết “hôm nay không được đâu, ổng đi xã Phú Thành B kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới và bàn hợp đồng tiêu thụ cho tôm càng xanh rồi, với ổng thì rất dễ nhưng cũng rất khó, muốn làm việc đều phải xếp lịch, bởi đi liên tục, có gì tuần sau”.

Ông Võ Văn Đạt, Chủ tịch xã Phú Đức, một thanh niên còn trẻ, tiếp tôi rất tự tin không cần văn phòng, sổ sách cứ vanh vách trả lời bất cứ câu hỏi gì của nhà báo đưa ra, từ chuyện cánh đồng liên kết ở 2 HTX là Tân Tiến và Phú Bình đến việc HTX Phú Xuân 650 ha chuẩn bị thành lập do nhu cầu của cánh đồng liên kết, đến trong xã ai nhiều ruộng ít ruộng, hộ giàu hộ nghèo, từ chuyện lịch sử gò Mười Tải, nơi khai sinh liên lạc bằng vô tuyến ở Nam bộ trong chống Pháp đến chuyện con sếu đầu đỏ về Tràm Chim hàng năm…

Ông Trần Hữu Phước, Chủ tịch xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành khoe: Tôi tuy là chủ tịch xã vùng sâu này nhưng gia đình tôi có xe hơi riêng, con tôi là bác sỹ chuyên khoa 1 ở Sài Gòn đấy. Ông có biết gia đình tôi đi lên bằng gì không – bằng nhãn, tôi có 7 công nhãn, trước đây nhãn có giá mỗi năm tôi thu không dưới chục cây vàng.

Ông Nguyễn Văn Mười, Chủ nhiệm HTX Tân Tiến – khảng khái, khi tôi quyết định bán toàn bộ thóc trên diện tích 68 ha của HTX cho hàng xáo cũng có vài ba cuộc điện thoại đến trách cứ, nói móc nhưng tôi hoàn toàn bình tĩnh, bởi tôi khẳng định 100% là ở thời điểm đó giá của ông Phước bỏ là cao nhất. Tôi bán lúa cho cả HTX chứ đâu bán riêng ruộng nhà mình đâu mà vị nể được.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội hàng VN chất lượng cao nhận xét: Rất hoan nghênh lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã cam kết và thực hiện “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, và đấy là một trong những tiêu chí để VCCI xếp Đồng Tháp là số 1 trong 63 tỉnh thành về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013.

*

Mặc dù có tiền thân là cánh đồng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại nhưng bóng dáng nhà khoa học rất mờ nhạt trong cánh đồng liên kết. Trừ Cty CP BVTV An Giang có trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở Định Thành và Cty CP Phân bón Bình Điền có hội đồng khoa học bao gồm các nhà nông học đầu ngành thì các doanh nghiệp khác đều không có khoa học nông học đi kèm.

Ông Võ Văn Đào, Chủ nhiệm HTX Tân Tiến (có diện tích liên kết tiêu thụ 876 ha) nêu ý kiến – không biết 5, 10 năm sau thì thế nào, còn hiện tại không cần, bởi việc trồng lúa ở đây đã trở thành công nghệ, xã viên chúng tôi với sự giúp sức của khuyến nông huyện có thể làm đạt bất cứ yêu cầu gì của doanh nghiệp. Ở Tam Nông này, mỗi hộ có thể làm 10-15 ha, thậm chí nhiều gấp đôi, gấp 3 vậy.

Ông Huỳnh Văn Thòn, TGĐ Cty CP BVTV An Giang đề xuất 4 điều kiện khi xác lập cánh đồng liên kết: 1) Phải có doanh nghiệp có tâm, có tầm; 2) Phải có hàng hóa tập trung; 3) Phải có HTX mạnh; 4) Chính quyền phải tâm huyết, hết mình.


Ông Huỳnh Văn Thòn, TGĐ Cty CP BVTV An Giang (người ngồi bên trái) đề xuất 4 điều kiện khi xây dựng cánh đồng liên kết

Trong báo cáo đánh giá các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa năm 2013 của Sở NN-PTNT Đồng Tháp khi nói về nhà khoa học (trong 4 nhà) thì cũng chỉ một dòng sơ lược: “Tăng cường phổ biến quy trình sản xuất tiên tiến cho nông dân, phổ biến kịp thời các loại giống mới đạt năng suất, chất lượng và lợi nhuận cao”. Mà nhiệm vụ này chủ yếu phân bổ cho hệ thống khuyến nông.

Vâng. Thật khó khăn nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn rằng: Trong cánh đồng liên kết bóng dáng nhà khoa học rất mờ nhạt.

Phát biểu đề dẫn trong hội thảo “đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp” tổ chức tại Đồng Tháp ngày 27/11/2013, Bộ trưởng Bộ KH- CN Nguyễn Quân nhận định: “Hơn 20 năm qua, kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều rộng, khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên, lao động trên nền kiến thức cũ và các động lực đó đang dần cạn kiệt. Trong tương lai, nông nghiệp muốn tiếp tục phát triển thì phải sử dụng động lực khoa học công nghệ tiên tiến và hiện nay chúng ta phải làm sao bòn rút những lợi thế cuối cùng”.

Làm sao để bòn rút những lợi thế cuối cùng?

Ở cánh đồng liên kết chỉ mới rõ được “thị trường không phải của riêng doanh nghiệp mà là của cả nhà nước, phải phân chia chuỗi giá trị công bằng, minh bạch” còn sau đó là gì nữa, câu trả lời vẫn còn phía trước...

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm