| Hotline: 0983.970.780

4 trực thăng tấn công lợi hại nhất thế giới xưa và nay

Thứ Bảy 20/05/2017 , 15:09 (GMT+7)

Kể từ khi được đưa vào sử dụng trong chiến Chiến tranh Triều Tiên, trực thăng chiến đấu đã trở thành vũ khí lợi hại, và làm thay đổi cục diện chiến trường.

Đề cập về nhóm khí tài này, trang tin quân sự Scout.com (SC) số ra ngày 19/5 cập nhật Top 4 máy bay trực thăng hãng đầu thế giới xưa và nay được hai cường quốc Mỹ và Liên Xô sử dụng.
 

1. Huey Gunship

Trực thăng đa năng UH-1 Iroquois

Máy bay trực thăng đa năng UH-1 Iroquois, sản phẩm của Bell Helicopter, từng nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Nguyên thuỷ, nó được phát triển từ năm 1955, chính thức biên chế trong quân đội Mỹ năm 1959, và được sản xuất hàng loạt vào năm 1962 dưới tên gọi Huey Gunship hay HU-1 sau đó được đặt tên là UH-1A.

Huey Gunship phiên bản tấn công được trang bị nhiều vũ khí như 2 súng máy M60 7.62mm hoặc 2 súng máy 6 nòng GAU-17/A 7.62mm và 2 cụm 7 đến 19 ống phóng rocket 70mm.
 

2. Huey Cobra

AH-1 Cobra

AH-1 Cobra hay HueyCobra hoặc Snake, là trực thăng chiến đấu đa nhiệm, được trang bị 2 cánh quạt, 1 động cơ do hãng Bell Helicopter sản xuất. Về cơ bản, hệ thống động cơ, truyền động và cánh quạt tương tự như UH-1 Iroquois. Và cũng giống như  UH-1, Huey Cobra từng nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq năm 2003.

Một thời AH-1 từng làm mưa làm gió, là máy bay trực thăng chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ, nhưng nay đang từng bước được AH-64 Apache thế chân. AH-1 phiên bản nâng cấp mới vẫn được Thủy quân Lục chiến Mỹ và quân đội nhiều nước sử dụng cho nhiệm vụ chính là tấn công.

Huey Cobra được trang bị hàng loạt vũ khí lợi hại như 2 khẩu 6 nòng xoay Minigun bắn được 4.000 viên đạn/ phút, 4 giá treo vũ khí có thể gắn súng máy, tên lửa không đối không, pháo phản lực, tên lửa chống tăng.
 

3. Mi 24 Hind

Trực thăng vũ trang hạng nặng Mi 24 Hind

Mil Mi-24 là trực thăng vũ trang hạng nặng, kiêm chở quân của Không quân Xô Viết,  sau này các quốc gia độc lâp của LX và hơn 30 quốc gia khác trên thế giới vẫn sử dụng. Các phiên bản xuất khẩu có tên là Mi-25 và Mi-35 hay Hind D và Hind E gọi theo NATO còn người Nga gọi là Xe tăng bay hay Cá sấu.

Theo SC, một trong những kỷ lục đáng nể của Mi 24 Hind là được thiết kế và sản xuất nhanh. Có thể bay tốc độ cao và trang bị nhiều vũ khí nhất, như súng Gatling 12,7mm với tối đa 1.470 viên đạn, pháo GSh-30K nòng kép cố định với tối đa 750 viên đạn, pháo nòng kép GSh-23L với 450 viên đạn và súng máy PKB gắn ở cửa. Buồng lái Mi-24 được bọc thép titan, chống được đạn 12,7mm nhưng cánh đuôi lại không được bọc giáp.

Mi 24 Hind đã từng tham chiến tại Afghanistan, và gần đây lại thấy xuất hiện trên bầu trời Syria để thực thi nhiệm vụ tấn công phiến quân Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
 

4. AH-64 Apache

AH-64 Apache là thế hệ đàn em của Bell AH-1 Cobra

Theo SC, AH-64 Apache là một trong những máy bay trực thăng tấn công sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, thuộc biên chế của Lục quân Hoa Kỳ. AH-64 Apache là thế hệ đàn em của Bell AH-1 Cobra. Mỗi chiếc AH-64 Apache với hệ thống vũ khí tiêu chuẩn có giá từ 20 đến 65 triệu USD (thời giá 2013), tuỳ theo từng phiên bản cụ thể.

AH-64 Apache hiện đã có hai phiên bản chính là AH-64A Apache và AH-64D Apache, từng có mặt tại chiến tranh Trung Đông, và trong Chiến dịch Bão táp xa mạc vùng Vịnh năm 191, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.

AH-64 Apache được đặt theo tên của một bộ tộc thổ dân da đỏ Bắc Mỹ,  được coi là khắc tinh của xe tăng và thiết giáp nhờ vũ khí pháo 30 mm, tên lửa Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder, AGM-122 Sidearm và Hydra 70.

(Theo Scout.com- 5/2017)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm