| Hotline: 0983.970.780

5 độc tố nguy hiểm nhất với con người

Thứ Bảy 02/07/2016 , 07:12 (GMT+7)

Trong vô vàn các loại độc tố, dưới đây là 5 độc tố nguy hiểm nhất với con người:

Nọc độc rắn: Liều gây chết trung bình (LD50) của một chất độc là liều cần thiết để giết chết phân nửa số cá thể được dùng làm thí nghiệm trong một thời gian thí nghiệm cho trước. Độ độc càng cao thì trị số LD50 càng nhỏ.

 

Hầu hết các loại nọc rắn là hỗn hợp phức tạp của nhiều protein, thường là chất độc thần kinh với LD50 dưới 1 mg/kg. Độc tố trong nọc rắn có thể tác động đến người hoặc động vật bị tấn công với nhiều tốc độ khác nhau.

Với nọc rắn tác động chậm, người bị rắn cắn có thể còn thời gian để can thiệp đến vết thương. Trong khi đó, nọc rắn tác động nhanh có thể làm chết người một cách nhanh chóng.

Arsen (thạch tín): Arsen và hợp chất của nó là những chất độc mạnh, được phân loại là độc và nguy hiểm cho môi trường. Theo Tổ chức Y tế thế giới, chúng được xếp vào nhóm chất hóa học nguy hiểm và gây ung thư ở người tại các cơ quan như da, phổi hay bàng quang. Khi sử dụng nước nhiễm arsen, chất độc này sẽ tích tụ trong cơ thể, gây hại nhiều hệ cơ quan và ung thư, trong đó phổ biến nhất là ung thư da.

Thủy ngân: Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp. Độc tính của thủy ngân phụ phục thuộc dạng thủy ngân liên quan trong từng trường hợp...

Polonium-210: Polonium-210 là một chất có độc tính cao hiếm gặp ngoài phạm vi khoa học và quân sự. Một lượng bột Po-210 có khối lượng nhỏ hơn một gram có thể gây tử vong cho người. Nghiên cứu do Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh thực hiện vào năm 2007 cho thấy, một khi Po-210 xâm nhập vào máu của một người thì khả năng cứu sống người đó gần như bằng không. Đây là chất đã làm thiệt mạng cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko hồi năm 2006 tại London.

Độc tố Botulinum: Có 8 loại độc tố botulinum, đặt tên theo thứ tự chữ cái từ A đến H, được phát hiện cho đến nay. Stephon Arnon và các đồng nghiệp thuộc Sở Y tế Công Cộng California tại Sacramento, bang California, Mỹ, phát hiện độc tố botulinum thứ 8 hồi cuối năm ngoái. Một số botulinum được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm (bao gồm có trong botox). Tuy nhiên trên thực tế, các loại thuộc nhóm độc tố thần kinh này vô cùng nguy hiểm cho con người...


Mặt trăng không tròn mà giống quả chanh?

Chúng ta đều biết rằng, mặt trăng là một tinh cầu không tự thân phát sáng hay cũng không phát nhiệt. Trong màn đêm của vũ trụ, chúng ta quan sát được mặt trăng là do sự phản xạ ánh sáng chiếu từ mặt trời. Tuy nhiên, bí ẩn về mặt trăng vẫn còn không ít. Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Nature đã mô tả, mặt trăng không thực sự tròn, nó "giống như quả chanh với một đường phình to ở xích đạo".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm