| Hotline: 0983.970.780

5 lý do gây bệnh tiêu chảy mùa hè

Thứ Ba 27/05/2014 , 08:17 (GMT+7)

Mùa hè nóng nực kết hợp với ô nhiễm, vệ sinh kém nên đã tạo điều kiện cho bệnh tiêu chảy phát triển. 5 lý do dưới đây được xem là gây bệnh song dễ bị bỏ qua.

1. Sorbitol

10-27-25_1

Theo nghiên cứu mang tên "Chất thải cơ thể nói lên tất cả" của Anish Sheth, bác sĩ chuyên khoa dạ dày và đường ruột Mỹ, thì sorbitol là chất làm ngọt nhân tạo được tìm thấy trong nhiều sản phẩm như kẹo cao su, mứt, kẹo ngậm trị ho và nước uống thể thao. Khi đi vào cơ thể, sorbitol đã kéo nước ra khỏi đường ruột và phát sinh bệnh tiêu chảy.

- Giải pháp: Để hạn chế, khi sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống nên đọc kỹ nhãn mác, loại bỏ các sản phẩm chứa chất ngọt nhân tạo, trong đó có sorbitol, kể cả đồ uống chứa gas, tăng lực, vì nó gây bất lợi cho cơ thể.

2. Tập thể dục với cường độ cao

10-27-25_2

Những bài tập có cường độ cao như tập tạ và chạy đường dài hoặc đi xe đạp cao tốc... có thể tạo ra hiện tượng bài tiết nhiều máu vào hệ thống tiêu hóa, cơ bắp, phát sinh tình trạng co thắt bụng và sinh tiêu chảy, thậm chí còn có hiện tượng có máu trong phân.

- Giải pháp: Nên duy trì cường độ và tần suất vừa phải, mọi cái lạm dụng đều không có lợi cho sức khỏe, nhất là nhóm người có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe không cho phép.

3. Do ký sinh trùng Giardia

10-27-25_3

Nhiều người cho rằng, khi bị nhiễm ký sinh trùng thường dễ nhận biết, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Bằng chứng, có những người bị tiêu chảy ở mức thấp kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng mà không hề biết nguyên nhân. Đó chính là ký sinh trùng Giardia gây ra, đây là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến, thường tồn tại trong nước sinh hoạt, nhất là nguồn nước ô nhiễm.

- Giải pháp: Nên dùng nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi...

4. Do thuốc kháng sinh

Không ai phủ nhận vai trò, tác dụng của thuốc kháng sinh, như trường hợp điều trị chứng nhiễm ký sinh trùng Giardia nói trên, nhưng đôi khi một số loại thuốc kháng sinh lại là thủ phạm, gia tăng nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy.

Theo các chuyên gia ở Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), cho dù sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng viêm xoang, chữa răng, hay bất kỳ loại bệnh nào khác, thì thuốc kháng sinh đều có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa, làm mất cân bằng giữa khuẩn thân thiện với khuẩn xấu gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý thực phẩm của cơ thể, và cuối cùng có thể gây tiêu chảy.

- Giải pháp: Nếu bị tiêu chảy khi đang dùng kháng sinh, hãy tư vấn ngay bác sĩ để chuyển sang dùng thuốc khác hoặc áp dụng phương án điều trị an toàn hơn, thậm chí có thể phải ngưng sử dụng thuốc... 

5. Do lạm dụng rượu bia

10-27-25_5

Rất nhiều người có tật cứ uống rượu bia xong lại bị tiêu chảy, nhất là sau khi say xỉn. Lý do, các loại đồ uống này có hàm lượng carbohydrate rất cao, chúng lên men ngay trong ruột, phát sinh chứng đầy hơi và tiêu lỏng. Chưa hết, rượu bia là chất gây kích thích đường ruột và dạ dày rất mạnh, gây ra những cơn "dư chấn" lên ruột non, thúc đẩy mọi thứ trong ruột di chuyển nhanh hơn và cuối cùng sinh bệnh tiêu chảy...

- Giải pháp: Nên hạn chế rượu bia, cần uống nhiều nước sau khi uống rượu để giúp cơ thể đào thải nhanh cồn và chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm giảm bệnh và hạn chế tình trạng mất nước.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm