| Hotline: 0983.970.780

5 lý do khiến chống tham nhũng ở Trung Quốc khó thành công?

Thứ Ba 21/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

Trong 50 năm qua, nhiều quốc gia đã trở thành điểm nóng tham nhũng. Điều đáng buồn là rất ít nước và vùng lãnh thổ thành công trong việc xóa sổ tệ nạn này, tính đến nay, trừ Singapore và Hong Kong. Liệu Trung Quốc có là nước tiếp theo vào danh sách?

Hong Kong là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc, tuy nhiên có hệ thống luật pháp, chế độ riêng do lịch sử để lại. Các nhà quan sát đặt câu hỏi, liệu Đại lục có áp dụng được mô hình chống tham nhũng của Hong Kong hay không, bởi có quá nhiều khác biệt giữa hai thực thể này.
 

Học theo mô hình Hong Kong

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong), kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã cố gắng học theo các kinh nghiệm của Hong Kong.

17-24-32_thediplomt_2014-08-06_17-28-38-553x360
Nhiều chuyên gia bi quan về chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình (Ảnh: diplomat)
 

Ở thời điểm đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Quảng Đông (sát với Hong Kong, lúc đó thuộc quyền quản lý của Anh) đã đến thăm Ủy ban độc lập Chống tham nhũng của Hong Kong (ICAC). Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của quan chức Đại lục tới cơ quan chống tham nhũng của Hong Kong.

Ông ta đã rất ấn tượng với ICAC. Khi trở về Quảng Châu, ông lập ra văn phòng chống tham nhũng đầu tiên thuộc viện kiểm sát. Kể từ đó, nhiều viện kiểm sát cấp tỉnh ở Trung Quốc đã học theo Quảng Đông để rồi cuối cùng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc lập ra cơ quan chống tham nhũng của mình. Đây là cơ quan có tầm cấp quốc gia.

Cơ quan này, cùng với Ủy ban Giám sát Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, áp dụng chiến lược chống tham nhũng theo ba mũi nhọn: chấp pháp, ngăn ngừa và giáo dục. Tuy nhiên, họ chú trọng vào ngăn ngừa và giáo dục nhiều hơn.

Tuy nhiên, có vẻ như mọi chuyện ở Đại lục diễn ra khác hẳn: các hoạt động chống tham nhũng ở đây thiếu đi các biện pháp đảm bảo pháp luật được thực thi hiệu quả và hiệu lực và quyết tâm cũng không đầy đủ. Trong nhiều năm, tham nhũng trở nên phổ biến, bị coi là loại tội phạm ít nguy hiểm và do đó nở rộ và dần mang tính tổ chức, tạo ra nguy cơ nghiêm trọng đối với công tác quản lý.

Tại Đại hội Đảng 18, khi ông Tập Cận Bình lên lãnh đạo đất nước, mọi việc đã có chuyển biến. Ông Tập cùng Thư ký Ủy ban Giám sát kỷ luật Vương Kỳ Sơn đã có những nỗ lực đưa tội phạm tham nhũng ra trước pháp luật. Trong 4 năm qua, hàng trăm quan chức, nhiều người ở cấp bộ, đã bị truy tố và kết án. Đây là thông điệp cho thấy tội phạm tham nhũng sẽ không được nương tay thêm nữa.

Theo tờ báo Hong Kong, gần đây, Ủy ban Giám sát Kỷ luật Trung ương Trung Quốc còn điều tra cả quan chức của chính đơn vị mình về tội tham nhũng.

Điều thay đổi quan trọng là cơ quan chuyên trách điều tra tham nhũng đã được tách khỏi viện kiểm sát. Họ chỉ tập trung vào việc điều tra, còn việc truy tố và xét xử được trả về khối kiểm sát và tòa án, tương tự như ở Hong Kong.
 

5 lý do không thành công

Tuy nhiên, theo một bình luận trên tờ Diplomat của Nhật Bản, ông Tập Cận Bình có vẻ hăng hái trong việc xử tham nhũng hơn là cải tổ nền kinh tế và thể chế, vốn là cái gốc của tham nhũng. 

17-24-32_bnk-of-chin-1
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc bị cho là rất thiếu minh bạch (Ảnh: http://investinholland.com)

 

Cuộc chiến chống tham nhũng hiện tại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng, nhưng giải quyết các vấn đề của thể chế phức tạp hơn rất nhiều. Trước các đợt thanh trừng mạnh mẽ, quan chức Trung Quốc nay có vẻ rất do dự trước việc ra quyết định và nền kinh tế cũng giảm tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Một số nhà quan sát lạc quan cho rằng những nỗ lực của đảng cuối cùng sẽ làm giảm chuyện chạy quyền, mua bán chức tước và tăng trưởng sẽ bền vững hơn. Nhưng cũng có nhiều người soi xét các hoạt động chống tham nhũng qua lăng kính chính trị, rằng mục tiêu thực sự của chúng là mang lại tính chính danh cho đảng cầm quyền. Điều này làm dấy lên câu hỏi: liệu tham nhũng có phải chính là một động lực hình thành nên một nước Trung Quốc phát triển nhanh trong vài thập kỷ qua hay không và nếu chấm dứt nó thì nước này sẽ ra sao?

Các chuyên gia của tổ chức Minh bạch quốc tế thậm chí còn bi quan hơn khi kết luận: tham nhũng ở Trung Quốc sẽ không thể giảm, thậm chí còn tăng.

Theo họ, có 5 lý do. Thứ nhất là có quá nhiều trở lực trong khi quá thiếu sự minh bạch trong xã hội. Công tác thực thi pháp luật tương đối hiệu quả, nhưng thường bị can thiệp chính trị. Thứ hai là trách nhiệm phòng chống tham nhũng trong các cơ quan quyền lực không rõ ràng trong khi cơ chế giám sát còn yếu, báo chí không được tự do thực thi nhiệm vụ. Thứ ba là việc quản lý cán bộ còn lỏng lẻo: Quan chức rất dễ dàng bỏ trốn ra nước ngoài hoặc tẩu tán tiền bẩn ra ngoài Trung Quốc.

Thứ tư là không kiểm soát nổi khối kinh doanh: Các công ty lớn nhất Trung Quốc đều bị cho là kém minh bạch hơn các đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Ở một bảng xếp hạng của tổ chức Minh bạch quốc tế, trong số 124 quốc gia, các công ty Trung Quốc xếp số 118. Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) cũng bị xếp đội sổ. Và lý do cuối cùng Trung Quốc bị nói là khó thành công trong chuyện chống tham nhũng là do những cải cách nửa vời.

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.