| Hotline: 0983.970.780

5 vũ khí của NATO thực sự làm Nga 'ớn lạnh'

Thứ Năm 22/06/2017 , 11:10 (GMT+7)

Theo trang tin Scout.com của Mỹ ngày 20/6, không kể vũ khí của Mỹ, 5 loại khí tài dưới đây của NATO thực sự làm Nga ớn lạnh.

1. Tăng Challenger 2 của Anh

10-31-56_1
 

Sức mạnh tăng Challenger 2 của Anh đã từng được báo chí đề cập, nếu xung đột xảy ra giữa NATO và Nga thì Challenger 2 sẽ được xem là át chủ bài. Lợi thế của Challenger 2 là bộ giáp Chobham và được trang bị pháo 120 mm, tốc độ 25 dặm một giờ (40 km). Tính đến nay, các loại xe tăng tiên tiến nhất thế giới đã không đối mặt với nhau kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh lần I cách đây 25 năm. Ngay cả Israel cũng chưa từng đụng độ với xe tăng Nga hơn 30 năm nay, vì vậy, Challenger 2 sẽ thay mặt NATO đảm nhận sứ mệnh này nếu xung đột xảy ra.

Với trọng lượng 63 tấn, Challenger 2 chắc chắn nặng hơn dòng tăng T-72 với 40-50 tấn của Nga, kể cả T-72B3 và T-90. Hiệu suất chiến đấu không ai nắm chắc, nhưng rõ ràng Nga sẽ phải đối mặt với một sản phẩm tăng chiến đấu được vũ trang và trang bị giáp tốt nhất của phương Tây xưa và nay...
 

2. Tàu ngầm Type 212 của Đức
10-31-56_2
 

Tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến lớp Type 212 là sản phẩm của tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft AG phát triển cho hải quân Đức và Italy. Type 212 sử dụng động cơ điện- diesel cùng hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP), độ ồn thấp, thời gian lặn tới 3 tuần liên tục ở độ sâu 700m, vượt xa thời gian lặn tối đa của tàu ngầm Kilo 636 hay Scorpene của Pháp.

Type 212 dài 56m, nặng 1.500 tấn, tốc độ 20 knots (37 km/h). Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, cho phép triển khai 13 ngư lôi DM2A4, A184 Mod.3, Black Shark hay tên lửa không chống hạm IDAS, hoặc 24 mìn phong tỏa hàng hải, đặc biệt hơn, Type 212 thiết kế bệ phóng cho 3 UAV làm nhiệm vụ trinh sát, cũng như một khẩu pháo nhỏ 30mm Murane để làm nhiệm vụ hỗ trợ.
 

3. May bay Eurofighter Typhoon

10-31-56_3
 

Mỹ có F-22 nhưng so với Su-35 của Nga thì chưa thấm vào đâu, song Eurofighter Typhoon của NATO thì Nga lại ớn lạnh. Typhoon hiện được sử dụng bởi các lực lượng không quân Đức, Anh, Italia và Tây Ban Nha.

Eurofighter Typhoon hay còn gọi là Chiến binh châu Âu, chiến đấu cơ đa nhiệm vụ, cánh tam giác và cánh mũi do liên danh Eurofighter GmbH thiết kế và chế tạo...
 

4. Máy bay Tiger Eurocopter

10-31-56_4
 

Tiger Eurocopter nhỏ hơn và nhẹ hơn so với máy bay AH-64 Apache của Mỹ. Đây là sản phẩm của dự án liên kết giữa Pháp-Đức, từng được sử dụng trong quân đội Pháp, Đức, Italia và Australia từ những năm đầu thập niên 90 ở thế kỷ trước.

Tiger Eurocopter đạt tốc độ 181 dặm giờ (291 km/h), với nhiều phiên bản khác nhau được trang bị tên lửa Hellfire, Spike, Pars 3 và tên lửa chống tăng HOT 3, tên lửa không đối không Mistral lẫn tên lửa không đối đất.

Trong các hoạt động của quân đội Pháp và Đức tại Afghanistan và Libya, Tiger Eurocopter ít phát huy tác dụng nhưng nếu xung đột xảy ra giữa NATO và Nga thì Tiger Eurocopter có thể được xem là 'khắc tinh" đối với xe tăng của Nga.
 

5. Tên lửa Spike của Israel

10-31-56_5
 

Vì sao vũ khí này của Israel lại nằm trong danh sách các loại vũ khí nguy hiểm nhất của NATO?. Xin thưa, tên lửa Spike hiện đã có mặt trong kho vũ khí của nhiều quân đội thành viên NATO, như Bỉ, Anh, Croatia, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha.

Spike nặng 31 pound (14kg) là tên lửa chống tăng có hướng dẫn bằng sợi quang bố trí nối tiếp nhau bằng hai đầu đạn. Đầu đạn dạng tandem để tiêu diệt phương tiện bọc thép của đối phương và đầu nổ phá mảnh có điều khiển PBF để tiêu diệt mục tiêu trong các công sự kiên cố. Tầm bắn của Spike-SR từ 800m đến 8.000m. Nó phù hợp với trang bị ở cấp trung đội và được thiết kế tối ưu cho tác chiến đô thị.

Điểm khác biệt của Spike-SR so với các phiên bản trước là được trang bị đầu dò quang điện/hồng ngoại giúp kháng nhiễu nên xác xuất đánh trúng mục tiêu cao. Tuy nhiên người Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ xe tăng trước vũ khí nguy hiểm của đối phương, kể cả vũ khí Israel, trong đó có tên lửa Spike.

(Theo Scout.com- 6/2017)

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.