| Hotline: 0983.970.780

50% mẫu phân bón kém chất lượng

Thứ Hai 24/05/2010 , 09:38 (GMT+7)

Tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan vẫn chưa dẹp được, mặc dù công tác thanh kiểm tra chất lượng phân bón đã được ngành NN- PTNT nhiều tỉnh đưa vào công tác trọng tâm, thường xuyên.

* Càng kiểm tra càng tệ

Phân bón kém chất lượng tràn lan đã gây tổn hại rất lớn tới SX của nhà nông

Tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan ở các tỉnh phía Nam vẫn chưa dẹp được, mặc dù công tác thanh kiểm tra chất lượng phân bón đã được ngành NN- PTNT nhiều tỉnh đưa vào công tác trọng tâm, thường xuyên.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo từ 17 tỉnh thành phía Nam cho thấy năm 2009, lực lượng thanh tra nông nghiệp và thị trường đã lấy và phân tích 859 mẫu phân bón các loại thì có tới 419 mẫu, chiếm 48,78% không đạt chất lượng như tiêu chuẩn được nhà SX công bố và in ngoài bao bì. So với năm 2008, năm được coi là ngành phân bón có nhiều biến động nhất và cũng là năm lộn xộn nhất trong lịch sử thì tỷ lệ phân kém chất lượng không những không giảm mà còn tăng thêm 1,6%

Lâm Đồng là tỉnh có số lượng mẫu lấy nhiều nhất với 195 mẫu, nhưng số mẫu có kém chất lượng cũng đạt cao nhất với 97 mẫu, chiếm 49,74%; Long An lấy 136 mẫu trong đó có 89 mẫu kém chất lượng, chiếm 65,44%; Bến Tre lấy 70 mẫu, trong đó có 31 mẫu k1m chất lượng, chiếm 44,29%; An Giang lấy 47 mẫu, trong đó 22 mẫu kém chất lượng, chiếm 46,81%; Trà vinh lấy 58 mẫu, trong đó có 26 mẫu có thành phần dinh dưỡng kém chất lượng, chiếm 44,83%; Bình Phước lấy 40 mẫu, trong đó có 21 mẫu kém chất lượng, chiếm 52,5%; Tiền Giang lấy 38 mẫu, trong đó có 25 mẫu kém chất lượng, chiếm 65,79%; Vĩnh Long lấy 44 mẫu, trong đó có 12 mẫu kém chất lượng, chiếm 27,27%...

Trong số phân kém chất lượng thì tỷ lệ cao nhất vẫn thuộc về phân vô cơ (phân đơn, phân NPK) chiếm 58% (giảm 11%), tỷ lệ phân hữu cơ là 23,17% (tăng 4%) và phân bón lá là 18,74% (tăng 7,1%). Tuy cũng có điều an ủi là tuy tỷ lệ số mẫu phát hiện kém chất lượng trên tổng số mẫu kiểm tra là rất cao nhưng chủ yếu là những sản phẩm của những Cty nhỏ, không tên tuổi.

“Nổ” nhất chắc phải kể đến DNTN Nông Phát (Cai Lậy – Tiền Giang) khi dám đưa ra thị trường sản phẩm “NPK đa vi lượng cao cấp” với chất lượng công bố là N: 20%, P2O5: 20 %và K2O – cũng 20%. Không hiểu công nghệ của Nông Phát hiện đại đến đâu, nguyên liệu đầu vào gồm những siêu chất gì mà sản xuất được phân NPK có tổng hàm lượng dinh dưỡng các nguyên tố đa lượng N,P,K lên đến 60% (chưa kể hàng loạt vi lượng khác) trong lúc các nhà máy hiện đại bậc nhất thế giới cũng chào thua. Và kết quả phân tích đúng như lý thuyết - N: 17,8%, P2O5: 20,7% và K2O: 10,7%.

Không kém Nông Phát, DNTN Thuận Lợi (Châu Thành, An Giang) tung ra sản phâm “Supe lân số 1” với chất lượng công bố hàm lượng P2O5 16%, nhưng tội nghiệp cho kỹ thuật viên phân tích khi cân đong đo đếm “công phá mẫu” đến mấy lượt mà vẫn không phát hiện dược dấu vết của lân ở đâu. Tương tự, khi phân tích mẫu Lân hạt của Cty TNHH Nam Việt Tân (Long Thành, Đồng Nai) cũng không phát hiện dấu vết của kali, đã vậy hàm lượng hữu cơ cũng chỉ đạt 4,6% (công bố là 15%), khiến người ta giật mình vì hàm lượng dinh dưỡng trong loại phân này không cao hơn… đất. Sản phẩm lân HCSH D&P 0-20 TE của Cty TNHH Đạt Nông (Quận 6, HCM) có chất lượng công bố P2O5: 22%; Calcium: 20-30% …nhưng khi phân tích chỉ đạt P2O5: 10,6%; Calcium: 10,8%

Việc phân hữu cơ có chất lượng như đất còn được phát hiện ở một số sản phẩm của những công ty khác. Sản phẩm phân Lân + Can xi của Cty TNHH An Phước có chất lượng được công bố: HC- 15%, P2O5- 26%, CaO- 17% nhưng khi phân tích chỉ thấy HC- 1,6%, P2O5 – 3,2 % và CaO – 6,42%. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh của của Cty TNHH Nông Việt (Quận 9, TP HCM) công bố chất lượng hàm lượng hữu cơ là 15% nhưng phân tích chỉ đạt 4,5%...

Phân bón lá là loại phân được khá nhiều “bạn đồng hành nhà nông” ăn gian: Phân bón lá Aronboss siêu can xi của Cty TNHH Đức Nông (Gò vấp TPHCM) có hàm lượng dinh dưỡng công bố CaO -24,3%, MgO – 3%, N- 13,8% nhưng khi phân tích chỉ thấy CaO – 19,5%, MgO – 0,91% và N – 0,64%; Phân bón lá TM – 5L của Cty CP Thiên Minh (Bình Chánh – TP HCM) có hàm lượng dinh dưỡng công bố N-5%, P2O5 – 4%, K2O – 3% và Zn – 2,5% nhưng khi phân tích chỉ đạt N-1,96%; P2O5 – 0,1%, K2O – 1% và Zn – 0,001%.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm