| Hotline: 0983.970.780

50 năm cán bộ nông nghiệp đi B

Thứ Ba 26/04/2011 , 10:22 (GMT+7)

50 năm sau ngày cán bộ nông nghiệp đầu tiên từ miền Bắc được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ), một buổi gặp gỡ của những cán bộ nông nghiệp đi B vừa được tổ chức tại TP HCM.

50 năm sau ngày cán bộ nông nghiệp đầu tiên từ miền Bắc được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ), một buổi gặp gỡ của những cán bộ nông nghiệp đi B vừa được tổ chức tại TP HCM.

Theo ông Lại Chí Trân, Phó Trưởng ban liên lạc Cán bộ TƯ Cục Miền Nam, cán bộ nông nghiệp đầu tiên được cử vào chiến trường Nam Bộ là ông Nguyễn Đức Hà. Trước khi vào Nam, ông Hà là cán bộ ở Bộ Nông nghiệp. Ngày 20/6/1961, ông Hà nhận được quyết định vào công tác ở chiến trường B2, tại Ban Kinh tài của TƯ Cục Miền Nam. Tiếp sau đó, nhiều đoàn cán bộ nông nghiệp đã lần lượt được tăng cường vào chiến trường Nam Bộ.

 Từ năm 1961 đến 1967, họ công tác tại Tiểu ban sản xuất trực thuộc Ban Kinh tài của TƯ Cục Miền Nam. Từ năm 1967 đến 1973, Tiểu ban sản xuất được trực thuộc Ban Nông vận của TƯ Cục Miền Nam. Từ năm 1973 đến 1975, Tiểu ban sản xuất đã trở thành Ban Nông nghiệp của TƯ Cục Miền Nam.

Cho đến gần đây, vẫn còn những ý kiến khác nhau về việc điều động cán bộ nông nghiệp vào chiến trường Nam Bộ. Trong đó, có ý kiến cho rằng việc điều động đó là không nên vì đang lúc chiến tranh ác liệt, đưa cán bộ nông nghiệp vào chẳng làm được gì, lại xảy ra những trường hợp hy sinh không cần thiết. Điều này đã bị chính những cán bộ nông nghiệp đi B bác bỏ.

Theo ông Lại Chí Trân, người đi B từ năm 1964, khi ấy Mỹ - Nguỵ đang thực hiện một kế hoạch rất nham hiểm là tách dân ra khỏi Đảng, khỏi cán bộ, khỏi bộ đội, bằng cách dồn họ vào các ấp chiến lược, khu trù mật… Nếu mình muốn dân kiên quyết bám trụ ở lại thì phải giữ vững được sản xuất, vì thế cần phải có cán bộ nông nghiệp giúp dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp một cách ổn định.

Ông Võ Thành Phát, một cán bộ nông nghiệp đi B từ năm 1965, sau là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (cũ), cũng cho rằng, nhờ việc đưa cán bộ nông nghiệp vào chiến trường Nam Bộ một cách kịp thời mà kẻ địch chỉ tách được nông dân ra khỏi Đảng một cách hình thức. Nông dân vẫn tìm cách trở về làng xóm của mình để sản xuất trên những mảnh ruộng cha ông để lại. Khi ấy, cán bộ nông nghiệp sẽ xuất hiện, giúp đỡ nông dân tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Cho tới trước ngày 30/4/1975, tổng cộng đã có 416 cán bộ nông nghiệp vào tham gia chiến đấu, sản xuất ở chiến trường B2, trong đó, 23 người đã anh dũng hy sinh, 3 người bị địch bắt nhưng không chịu khuất phục kẻ thù. Và chính những cán bộ nông nghiệp này là những người đã được giao tiếp quản, quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành nông nghiệp chế độ Sài Gòn, tạo nền tảng cho sự phát triển của nông nghiệp các tỉnh Nam Bộ sau ngày giải phóng.

Ở những vùng do ta kiểm soát, cán bộ nông nghiệp cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc làm tăng năng suất, sản lượng lương thực, góp phần giải quyết hậu cần tại chỗ cho bộ đội. Các cán bộ nông nghiệp đi B cũng đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, và hiệu quả còn kéo dài tới tận bây giờ.

Chẳng hạn mô hình lên liếp trên ruộng ở ĐBSCL, là do ông Nguyễn Giới (sau này là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT) cùng một nông dân ở xã Trùm Thuật (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nghĩ ra. Ông Nguyễn Giới là một kỹ sư thuỷ lợi được cử đi B, vào tới tận Cà Mau. Khi ấy, đồng ruộng ở xã Trùm Thuật thường khá sâu, khiến cây lúa khó phát triển trong thời gian đầu. Dưới ruộng lại có lớp đất mùn dày, làm cho cây lúa bị lốp vì quá dư thừa chất dinh dưỡng.

 Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông Nguyễn Giới đã cùng lão nông nọ quyết định đào mương, lấy đất tôn cao mặt ruộng. Nhờ đó, mặt ruộng bớt sâu, giúp cây lúa phát triển dễ dàng hơn trong thời gian đầu. Đất dưới mương đào đắp lên lại là đất sét, góp phần làm giảm sự dư thừa dinh dưỡng trên mặt ruộng, nên cây lúa không còn bị lốp nữa. Ngoài ra, việc đào mương như trên lại hình thành những chỗ thả nuôi cá rất thuận lợi. Từ đó, mô hình đào mương, lên liếp dần trở nên phổ biến khắp Nam Bộ. Ở Trà Vinh, cán bộ nông nghiệp đi B đã vận động nông dân người Khmer đào kênh phục vụ sản xuất, con kênh này đến giờ vẫn phát huy được tác dụng.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm