| Hotline: 0983.970.780

50 năm mang căn bệnh "tiểu mãi không ngừng"

Thứ Sáu 22/08/2014 , 08:26 (GMT+7)

Chỉ vì sai sót của bác sĩ đã làm cho bọng đái rách toạc, khiến mẹ phải mang căn bệnh “đái mãi không ngừng” suốt đời. 

Nỗi đau thể xác, cả nỗi đau tinh thần đã dày vò mẹ Nguyễn Thị Đỉnh (85 tuổi) ở đội 12, thôn Diên Lộc, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi suốt 50 năm qua.

Đến thăm mẹ Đỉnh vào một chiều âm u, trời đầy mây đen, như chính nỗi đau suốt 50 năm qua của cuộc đời của mẹ. Bước chân tôi dần vào đến sân nhà anh Đỗ Minh Đức - con trai của mẹ Đỉnh ở đội 12, thôn Diên Lộc, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cũng chính là nhà mẹ Đỉnh đang sống.

15-41-18_dscn3382
Mẹ Nguyễn Thị Đỉnh

Khác là nhà anh Đức ở đằng trước, còn nhà mẹ Đỉnh ở đằng sau. Nói là hai nhà, nhưng thực chất là một, giống như gian trước, gian sau. Đi ra phía sau, một mùi khai nồng nặc bốc ra. Vốn đã nghe qua hoàn cảnh nên tôi biết, hiểu được ít nhiều căn bệnh của mẹ Đỉnh.

Từ trong căn phòng nhỏ xíu một cụ già dáng thấp, lom khom, chân đi đất, mặc một bộ váy đã cũ mèm bước ra. Thấy người lạ, mẹ nhìn tôi nghiêm nghị, thắc mắc. Tôi giới thiệu...

Trước mắt tôi - nơi mẹ ở, chỉ là một căn phòng khá chật hẹp. Suốt ngày mẹ chỉ ở phía sau nhà, không dám ra phía trước. Mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt…đều ở đằng sau.

Tất cả xuất phát từ cái mùi khó chịu trên cơ thể mẹ. Vì mùi khai, mẹ Đỉnh đã sống cách biệt với con cháu mình nhiều năm rồi. Thực tế ít ai dám gần mẹ, kể cả con cháu mẹ. Mẹ bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời mình...

Mẹ vốn là vợ liệt sỹ. Tuy đã ngoài cái tuổi bát tuần, nhưng mẹ Đỉnh vẫn khá minh mẫn. Cách đây 50 năm, trong một lần hạ sinh đứa con gái út ở trạm xá huyện, mẹ bị mổ. Không ngờ, cái ngày hạnh phúc, chờ mong được đón đứa con gái chào đời cũng chính là ngày đau đớn, bi thương nhất đời mẹ.

Con mẹ bị chết, ngay lúc vừa ra đời. Mẹ cũng suýt không giữ được tính mạng. Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Tuy mẹ được cứu thoát, nhưng di chứng để lại quá lớn. Trong lúc mổ, bác sĩ đã sai sót cắt rách toạc bọng đái của mẹ và họ đã vô tình cứ để như thế. Sự tắc trách đã để lại hậu quả ghê gớm. 

Kể từ đó, mẹ đã phải mang căn bệnh “đái mãi không ngừng” cho đến bây giờ. Nếu trong điều kiện hiện nay thì có thể cứu giúp mẹ được phần nào. Thế nhưng, lúc đó trình độ y học còn thấp kém, sự hiểu biết hạn chế, điều kiện gia đình lại khó khăn nên mẹ Đỉnh đã phải chịu đựng nỗi đau đó suốt 50 năm qua.

Nỗi đau thể xác đã lớn, nỗi đau tinh thần càng nặng. Mẹ bị người đời xa lánh, khinh rẻ, coi thường, chê cười... Mẹ đã sống tự ti, mặc cảm, cả nỗi sợ hãi. Sợ bản thân mình, sợ người đời. Mẹ không dám đi đâu, gặp ai cũng ngại. Cô đơn, cô độc, đau khổ…đó là những gì mẹ gánh chịu.

Hơn nữa, trong sinh hoạt hằng ngày, mẹ không dám ăn, uống, chỉ ăn thức ăn khô…, vì sợ nước giải chảy ra nhiều. Ngày nào cũng như ngày nào, suốt 50 năm qua quần áo mẹ luôn ướt và bốc mùi khai thối.  Chỗ mẹ nằm, chỗ mẹ đi, mẹ ngồi…đều ướt và có mùi như thế. Ai cũng xa lánh mẹ.

Mẹ Đỉnh đã kể cho tôi nghe câu chuyện bi thương của cuộc đời trong nước mắt, nỗi đau, sự tuyệt vọng tột cùng. Mẹ chỉ mong cuộc đời của mẹ qua đi thật nhanh, sớm về với người quá cố, để mong được thoát khỏi nỗi đau của số phận nghiệt ngã.

Chia tay mẹ Đỉnh, tôi mong ước những trái tim nhân hậu, những tấm lòng hảo tâm làm gì đó để giúp mẹ vơi bớt nỗi cô đơn, khổ cực. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm