| Hotline: 0983.970.780

66% DN Nhật Bản tại Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh

Thứ Tư 22/02/2017 , 09:15 (GMT+7)

Theo khảo sát mới công bố của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, hơn 66% doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

Khảo sát của JETRO về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản năm 2016 cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn nổi bật tại châu Á với các nhà đầu tư từ xứ sở Mặt trời mọc.

Cụ thể, có đến gần 67% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Con số này cao hơn hẳn so với đánh giá mà giới kinh doanh Nhật Bản dành cho các nền kinh tế như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và kể cả Trung Quốc. Gần như 9/10 doanh nghiệp Nhật Bản khẳng định doanh thu đang tăng là động lực thôi thúc họ mở mang sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.

Đáng chú ý, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM còn cho hay: Năm 2017 và các năm tới nữa, nhà đầu tư Nhật Bản vẫn có xu hướng rót vốn vào ngành hàng tiêu dùng, ngành bán lẻ và những dịch vụ liên quan đến nhu cầu thiết yếu của người dân ở Việt Nam. Và từ đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội phát triển theo như cung cấp nguyên liệu, sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp Nhật Bản phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng địa phương.

Khi đánh giá về môi trường đầu tư, Việt Nam được giới kinh doanh Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 4 trên bảng tổng sắp 14 nền kinh tế châu Á có mặt trong khảo sát với tiêu chí về “Tình hình chính trị - xã hội ổn định”. Đồng thời xếp thứ 5 về quy mô, tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa và chi phí nhân công rẻ. Môi trường sống thuận lợi cho lao động nước ngoài cũng là điểm Việt Nam nhận được bình chọn tích cực khi nằm trong top 6 nền kinh tế dẫn đầu. Đáng tiếc, Việt Nam lại bị nhà đầu tư Nhật cho vào cuối bảng xếp hạng về “Rào cản ngôn ngữ”.

Dù vậy, chi phí nhân công hiện cũng là quan ngại lớn nhất của nhóm nhà đầu tư này. Thống kê của JETRO cho rằng số tiền doanh nghiệp Nhật Bản thực chi cho nhân công khối chế tạo đã đạt mức 4.000 USD/người/năm, gấp 2,2 lần so với năm 2010.

Những rủi ro kinh doanh phổ biến nhất đều được nhà đầu tư Nhật Bản cho là đã có xu hướng giảm đi rõ rệt so với khảo sát trước đó vào năm 2015. Đặc biệt, khảo sát vừa qua đã cho thấy, thủ tục hành chính, hệ thống thuế và hành lang pháp lý nói chung của Việt Nam được cho là 3 tiêu chí có cải thiện rất ấn tượng.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm