| Hotline: 0983.970.780

7 hệ lụy phát sinh từ kính áp tròng

Thứ Sáu 08/03/2013 , 10:45 (GMT+7)

Theo thống kê, có 6% số người dùng kính áp tròng bị biến chứng gây viêm nhiễm và nhiều hệ lụy khác, trong đó có 7 rủi ro dưới đây.

Kính áp tròng (Contact lenses) không chỉ giúp con người nhìn rõ mà nó còn làm tăng vẻ đẹp cho phụ nữ.

Song mặt trái lại ít người quan tâm, làm tăng bệnh về mắt và ở thể nặng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến giảm thị lực. Theo thống kê, có 6% số người dùng kính áp tròng bị biến chứng gây viêm nhiễm và nhiều hệ lụy khác, trong đó có 7 rủi ro dưới đây.

1. Viêm giác mạc do vi khuẩn

Viêm giác mạc do vi khuẩn (Microbial keratitis) là một trong những biến chứng nghiêm trọng đối với giác mạc ở những người sử dụng kính áp tròng. Bệnh viêm giác mạc vì vi khuẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, thậm chí có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn. Trước tiên, nó có thể gây ra căn bệnh có tên khuẩn gram dương và khuẩn gam âm ( gram-negative pseudomonas và gram-positive staphylococcus bacteria). Rấ đa dạng như gây đau đầu dữ dội, chảy nước mắt và cảm giác như có vật cứng đâm vào mắt. Hội chứng gây nhiễm trùng có thể gây loạn thị và tạo sẹo ở giác mạc. Nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ điều trị khỏi bằng thuốc mỡ kháng sinh, tuy nhiên sau đó việc sử dụng kính áp tròng cần được kiểm soát thận trọng thông qua tư vấn bác sĩ nhãn khoa.

2. Phù nề giác mạc

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kính áp tròng dài kỳ có thể gây phù nề giác mạc, trong đó phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bệnh phù nề giác mạc mãn tính gây cho người trong cuộc cảm thấy khó chịu, tạo quầng xanh trong mắt và làm cho người bệnh sợ ánh sáng. Nếu thấy hiện tượng này thì nên đi khám và điều trị ngay. Nếu để lâu sẽ gây nên hiện tượng có tên phù nề mô đệm và phù biểu mô bào. Một khí có ý định dùng kính áp tròng thì cần phải tư vấn kỹ và sử dụng đúng.

3. Bệnh viêm nhiễm giác mạc ngoại vi

Bệnh viêm nhiễm giác mạc ngoại vi (Peripheral corneal infiltrates) còn gọi là bệnh thâm nhiễm giác mạc do kính áp tròng (CLAC1). Nguyên nhân là do kính áp tròng bị viêm nhiễm khuẩn. Để giảm thiểu cơn đau, bác sĩ có thể kê đơn nhỏ kháng sinh trong vòng 24-48 giờ, nếu cần có thể dùng cả steroids để chống viêm. Trước khi dùng thuốc người bệnh phải giữ vệ sinh mắt sạch sẽ sau đó dùng thuốc nhỏ theo khuyến cáo của bác sĩ.

4. Bệnh nội mô giác mạc

Chức năng của nội mô là duy trì từ mức hydro hóa giác mạc trong giới hạn bình thường và giúp cho mắt trong suốt. Nhưng một khi lạm dụng thấu kính áp tròng nó sẽ hạn chế nguồn ôxy tới cho giác mạc, thậm chí còn làm tổn thương nội mô giác mạc. Một trong những ảnh hưởng tồi tệ nhất do kính áp tròng gây ra là hiện tượng polymegathism, hay rối loạn kích thước tế bào bên trong tế bào nội mô. Nếu việc điều trị tế bào nội mô giác mạc không được thực hiện kịp thời thì tế bào nội mô sẽ bị tổn thương, nặng thì phải cấy ghép giác mạc nếu không thị lực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Bệnh Acanathamoebic keratitis

Acanathamoebic keratitis là căn bệnh viêm nhiễm mắt hiếm gặp gây giảm thị lực trầm trọng hoặc nếu nặng thể gây mù. Căn bệnh do ký sinh trùng có tên là PPA gây ra (pathogenic protozoa acanthamoeb). PPA là ký sinh trùng rất nhỏ có trong không khí ô nhiễm, đất và nước và chỉ gây bệnh cho những người đeo kính áp tròng dạng mềm và cả những người đeo kính áp tròng khi bơi lội hoặc sử dụng nước muối tự chế để nhỏ mắt. PPA làm tổn thương các mô giác mạc và màng cứng của mắt, tuy nhiên căn bệnh này có thể điều trị được bằng thuốc mỡ antimoebic và steroids kết hợp nhưng dài kỳ, tránh dùng dịch chưa tiệt trùng hoặc dùng thuốc nhỏ mắt không đảm bảo chất lượng.

6. Hiện tượng mắt đỏ

Về lâm sàng, đau mắt đỏ liên quan đến kính áp tròng còn gọi là đau mắt đỏ cấp tính có yếu tố kính áp tròng (CLARE), dạng viêm nhiễm cấp tính do đeo thấu kính hydrogel quá lâu. Nó tạo ra hiện tượng sợ ánh sáng, gây đau và gây tổn thương tới mắt. Triệu chứng của bệnh CLARE giống như viêm giác mạc và một khi xuất hiện căn bệnh này thì nên tháo ngay kính áp tròng ra, điều trị chứng viêm nhiễm bằng cách dùng thuốc chống khuẩn, chống nấm. Nên tư vấn bác sĩ và điều trị ngay từ khi mới phát hiện thấy triệu chứng.

7. Hội chứng thấu kính quá chặt

Hội chứng thấu kính quá chặt (Tight lens syndrome) là căn bệnh nói về hiện tượng khi thấu kính mất đi độ ẩm và khô, nhất là khi đeo thấu kính áp tròng do thiếu độ ẩm cần thiết. Do thấu kính khô nên không lắp khít vào mắt, phát sinh hiện tượng đau giác mạc. Thậm chí thấu kính ngừng chuyển động ngay cả khi chớp mắt nên gây ra sự cố khó chịu, đau đớn và gây mờ mắt. Nếu hội chứng này tồn tại lâu dài sẽ gây tổn thương biểu mô và có hại cho mắt. Giới chuyên môn khuyến cáo người bệnh nên ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi khỏi hẳn hoặc tạm dừng một thời gian. Hội chứng thấu kính chặt có thể xử lý khỏi bằng thuốc mỡ kháng sinh và steroid, tuy nhiên phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như những điều cần thiết khi sử dụng kính áp tròng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm