| Hotline: 0983.970.780

70% NM chế biến rau quả "trùm mền"

Thứ Hai 22/11/2010 , 10:01 (GMT+7)

Đó là thực trạng buồn được nêu ra tại hội thảo “Chuỗi cung ứng trái cây Việt Nam” do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch...

Đó là thực trạng buồn được nêu ra tại hội thảo “Chuỗi cung ứng trái cây Việt Nam” do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) tổ chức tại TP.HCM vào cuối tuần qua.

CHỈ TIÊU CĂQ CHƯA ĐẠT

Theo Cục Trồng trọt, tổng diện tích cây ăn quả (CĂQ) VN hiện có 786.200 ha, trong đó riêng khu vực phía Nam chiếm 59,7% diện tích cả nước. Thời gian gần đây tốc độ tăng diện tích CĂQ hàng năm đang bị giảm mạnh so với những năm trước. Năm 2002, 2003 nếu tỷ lệ tăng bình quân từ 12-13%/năm thì những năm gần đây chỉ còn 1%/năm.

Nguyên nhân, do diện tích đất trống không còn; việc chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang CĂQ cũng hạn chế vì đứng trước sự cạnh tranh lợi nhuận với nhiều loại cây trồng khác đang có giá trên thị trường nội địa như lúa, sắn, ngô, hay nhiều loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu…Chưa kể ở vùng “vương quốc trái cây” ĐBSCL còn phải đầu tư vào các tuyến đê bao khép kín nên chính điều này cũng đang là một trở ngại lớn khiến cho diện tích CĂQ đã bị giảm đáng kể.

Thống kê cho thấy những năm gần đây có tới 8 tỉnh, thành phố vùng Nam bộ đã bị giảm diện tích cây ăn quả. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ diện tích CĂQ giảm là do sự “bành trướng” của các vùng nuôi tôm, sự lên xuống thất thường của giá cả thị trường và những biến động khó lường của các loại dịch bệnh. Nguy hại hơn khi những khu vườn CĂQ bị nhiễm dịch bệnh nặng (bệnh vàng lá Greening trên cây có múi) trong suốt nhiều năm qua đã trở thành căn bệnh “bất trị”, nhà vườn cũng không còn khả năng đầu tư vốn, kỹ thuật…

Thực tế đó đã được PGS.TS. Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thẳng thắn nhìn nhận: “Trong khi các loại cây trồng khác đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu sản xuất, năng suất, chất lượng xuất khẩu, nhưng riêng cây ăn trái thì vẫn chưa đạt yêu cầu, mặc dù có tiềm năng rất lớn”.

Cũng theo ông Dư, mỗi vùng, miền trong nước đều có những lợi thế khác nhau về canh tác CĂQ, nhưng quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, ít đầu tư và không được quy hoạch bài bản. Do vậy, hệ quả là phẩm chất, công suất chế biến, xuất khẩu hàng trái cây còn nhiều yếu kém. Điều này có thể nhận thấy rất rõ khi ngay ở thị trường nội địa, nhiều loại sản phẩm, trái cây nội đã bị trái ngoại…đè bẹp!

CÁC NM “ĐÓI” NGUYÊN LIỆU

Thực trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, việc thu hái, lựa chọn và bảo quản rau quả chủ yếu làm thủ công, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trái cây lên đến 20 - 25% khiến giá thành cao, giảm khả năng cạnh tranh của rau quả nội địa so với các nước.

Chính vì thế, hiện có tới 70% NM chế biến rau quả đang phải chịu cảnh “trùm mền”, tổn thất vô cùng to lớn. Theo ông Đới Xuân Quảng, Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thủy sản và nghề muối, nguyên nhân các NM chế biến rau, củ, trái cây chỉ đạt 30% công suất, là vì việc thu hái và bảo quản sau thu hoạch của nhà vườn chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên tổn thất sau thu hoạch lớn. Do vậy, các NM không dám mua trái cây về chế biến vì giá thành đầu ra cao, không cạnh tranh được.

Theo điều tra mới nhất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam, tại 11 xã trồng CĂQ thuộc 8 tỉnh vùng ĐBSLC cho thấy, bình quân mỗi nông hộ chỉ có diện tích vườn trồng 0,69 ha CĂQ. Do vậy, theo TS Hoàng Quốc Tuấn, GĐ Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp, ngay từ bây giờ nếu các nhà vườn không có quá trình tích tụ đất vườn mở rộng diện tích và liên kết để tăng quy mô trồng CĂQ, tạo ra sản lượng hàng lớn thì không thể đáp ứng đủ theo đơn đặt hàng. Hơn nữa, tỉ lệ vườn tạp cũng còn rất phổ biến nên rất khó khăn để nâng cao độ đồng đều và chất lượng trái cây XK.
Ngoài ra, thực trạng diện tích trồng CĂQ bị thu hẹp dần hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công suất hoạt động của các NM chế biến, đặc biệt tại các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. TS Hoàng Quốc Tuấn, GĐ Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam) cũng cho rằng: “Các vườn cây ăn trái tại ĐBSCL còn nhỏ lẻ, manh mún, hơn 91,5% nông hộ trồng nhiều loại loại cây trong cùng một vườn, vì vậy cũng dễ hiểu tại sao các NM chế biến trái cây không thu mua đủ nguyên liệu”.

Theo ông Tuấn, vùng ĐBSCL mỗi năm sản xuất khoảng 2,9 triệu tấn trái cây, chiếm gần 42% sản lượng trái cây của cả nước và đây là nguồn sống chính của gần 2 triệu hộ nông dân. Tuy nhiên, trước tốc độ đô thị hóa mạnh, tại các TP Cần Thơ, Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, TP Trà Vinh (Trà Vinh), TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) trong thời gian tới, rất nhiều diện tích đất trồng CĂQ sẽ chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, đất trồng cây ăn trái ở các huyện ven biển của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang bị xâm nhập mặn nên diện tích trồng CĂQ của ĐBSCL sẽ tiếp tục bị thu hẹp.  Điều này khiến nhiều NM chế biến trái cây đóng tại ĐBSCL sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu chế biến.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm