| Hotline: 0983.970.780

70 tuổi nuôi 3 con điên dại

Thứ Sáu 08/10/2010 , 11:00 (GMT+7)

“Người ta nói khổ trước sướng sau. Còn tôi thì tôi khổ cả đời, tôi cam chịu, nhưng tôi chỉ thương cho 3 đứa con sau này khi tôi lìa đời ai sẽ cưu mang chúng đây?”- bà Bình nói trong nước mắt.

“Người ta nói khổ trước sướng sau. Còn tôi thì tôi khổ cả đời, tôi cam chịu, nhưng tôi chỉ thương cho 3 đứa con sau này khi tôi lìa đời ai sẽ cưu mang chúng đây?”- bà Bình nói trong nước mắt, đôi dòng lệ len theo khóe mắt chảy xuống gò má gầy nhăn nheo.

Gia đình bà Phạm Thị Bình ở thôn 5, xã Ba Sao (Kim Bảng – Hà Nam), từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở cái nghèo mà còn nổi tiếng bởi 3 đứa con điên dại. Tôi tìm đến gia đình bà trong sự ái ngại của người dân Ba Sao. Trong căn nhà chưa đầy 15m2 ẩm mốc, tường tróc vữa lở loét, bà Bình bắt đầu câu chuyện: "Từ trước đến nay chưa có ai dám uống với tôi một chén nước hay ăn với gia đình một bữa cơm… cũng chỉ vì mùi xú uế của ba đứa con tôi gây ra”.

Nhìn khuôn mặt khắc khổ, hằn lên từng nếp nhăn của người đàn bà khổ cực, tôi cũng cảm thấy quặn lòng xót thương cho cuộc đời của bà. Ông bà sinh được 5 người con gái, nhưng chỉ có 2 người bình thường, còn 3 bị bệnh thần kinh bẩm sinh. Chồng mất sớm nên một tay bà Bình phải chăm lo cho các con. Nhưng vất vả nhất là lo cho 3 đứa con điên dại, tất cả mọi việc từ tắm giặt, vệ sinh đến ăn uống của 3 người con đều do bà một tay làm. Dù đã nhiều lần chạy chữa nhưng bệnh tình của các con bà vẫn thế. Cũng đã nhiều lần, bà cho các con đi Bệnh viện Tâm thần Cao Đà, nhưng vì chi phí quá sức so với thu nhập của bà, nên chỉ điều trị được ít lâu lại phải quay về. 

Gia đình bà Bình mưu sinh chủ yếu từ trồng ngô và sắn. Nhưng tuổi đã cao, chân đã mỏi, việc leo đồi trồng ngô, trồng sắn vô cùng vất, mà thu nhập chẳng đáng là bao. Bà Bình cho biết, mỗi năm gia đình thu nhập chỉ vỏn vẹn có 4 triệu đồng.Tất cả các khoản chi tiêu của mấy mẹ con từ ăn uống, sinh hoạt, thuốc men...đều dựa vào nguồn thu này. Mỗi lần đưa các con đi bệnh viện, bà phải chạy ngược chạy xuôi vay mượn hàng xóm. Chính quyền địa phương rất thương cho gia cảnh nhà bà, nhưng vì còn nghèo nên chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ. Từ năm 2009, gia đình bà được trợ cấp của Nhà nước, cả 3 chị Minh, Ánh và Suốt (ba người con của bà), mỗi người được trợ cấp 120.000 nghìn/tháng.

Hiện nay tuổi đã cao, sức đã yếu, việc chăm lo cho 3 người con điên dại đã vắt kiệt sức bà. Gia cảnh của gia đình bà Phạm Thị Bình đang rất cần sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ của quý vị xin gửi đến địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo Nông nghiệp VN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng-TP. Cần Thơ. ĐT-07103835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm