| Hotline: 0983.970.780

70.000 tỷ đồng để đổi mới giáo dục: Có thể còn lớn hơn?

Thứ Ba 14/06/2011 , 10:00 (GMT+7)

Đề án đổi mới chương trình- SGK của Bộ GD-ĐT đang tiếp tục thu hút được rất nhiều ý kiến của dư luận và các chuyên gia giáo dục.

Đề án đổi mới chương trình- sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT đang tiếp tục thu hút được rất nhiều ý kiến của dư luận và các chuyên gia giáo dục. Hôm qua (13/6), nhiều giáo sư, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã phải giải đáp rất nhiều băn khoăn của dư luận thông qua chương trình trực tuyến do báo Vietnamnet tổ chức.

Tại đây, các chuyên gia chỉ ra hàng loạt bất cập bởi bản dự thảo chẳng những không thể hiện được tinh thần đổi mới mà chưa thấy những giải pháp thực hiện mang tính đột phá. "Bản nháp vội”, “dự thảo chơi vơi” hay “quy trình ngược” là những nhận định đưa ra cho dự thảo này.

Ấn tượng nhất là câu hỏi: Hiện nay Chiến lược giáo dục chưa công bố và cải cách giáo dục - cuộc đổi mới giáo dục toàn diện theo như cách gọi phổ biến lâu nay chưa triển khai, mặc dù đã qua 20 lần dự thảo. Vậy vì sao Bộ GD-ĐT lại chủ trương triển khai xây dựng chương trình SGK mà dư luận cho rằng đó là việc làm ngược? TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) trả lời: Từ năm 2008 Bộ GD-ĐT đã khởi động việc xây dựng Chiến lược giáo dục và đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến của các cơ quan khác nhau. Với đề án đổi mới này thì Bộ GD-ĐT đã giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng và cũng đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo. Theo ông Chuẩn, những vấn đề nằm trong chương trình đổi mới là những vấn đề nhỏ hơn của chiến lược, của chương trình hành động. Nó phải chịu sự chỉ đạo của các vấn đề vĩ mô như vậy.

Trao đổi với NNVN, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, thanh- thiếu niên, nhi đồng Quốc hội cho biết, chính số tiền khổng lồ 70.000 tỷ đồng và những cách đi “ngược” nêu trong đề án đã khiến cho các chuyên gia giáo dục, dư luận lên tiếng trong thời gian gần đây. Theo nghị quyết 49/2010/QH12 của Quốc hội, những dự án, công trình được đầu tư từ 35.000 tỉ đồng trở lên, trong đó có ít nhất 11.000 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước phải trình Quốc hội xem xét, thông qua. Kèm với đó là một lượng tài liệu rất đồ sộ để “thuyết trình”, đưa ra được những điểm mới, tiến bộ, kèm theo đó là những tài liệu nghiên cứu rất công phu về toàn bộ các vấn đề liên quan. Thế nhưng, tại bản dự thảo đề án này, dự trù kinh phí từ ngân sách nhà nước gấp sáu lần mức 11.000 tỉ đồng nhưng chỉ vỏn vẹn 30 trang nên có vẻ không ổn. 70.000 tỷ đồng, đây là con số rất to, nhất là đối với nước ta. Nhưng trong dự án này, 70.000 tỷ đó thì có 65.000 tỷ để dành cho xây dựng trường sở, đầu tư trang thiết bị trường học, khoảng 300 tỷ để đào tạo giáo viên và 962 tỷ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới. 962 tỷ cũng lớn nhưng nói cho đúng ra thì nó chỉ hơn 1km đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa thôi.

 Cũng theo GS Thuyết, để thay toàn bộ chương trình, SGK mới không lớn lắm. Nhưng cái người ta băn khoăn là mình đưa ra đúng chưa, và đề án này có gì mới không? “Tôi thấy, đưa ra như lúc này là chưa đúng, vì trước hết, phải có một kế hoạch tổng thể để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, không phải chỉ giáo dục phổ thông theo Nghị quyết ĐH 11 của Đảng. Trên cơ sở chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam thì lúc đó mình mới bàn đến chuyện này được. Hiện nay, chúng ta chưa có hình dung gì đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam mà đưa đề án này thì không phù hợp”- GS Thuyết giãi bày.

Liên quan đến đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng cho hay, Bộ rất “ủng hộ” việc có nhiều tổ chức, cá nhân đã có ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Đề án này. Trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Ban soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để nâng cao chất lượng dự thảo, hoàn thiện đề án, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Riêng với số tiền 70.000 tỷ đồng, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng khẳng định con số đó chỉ là khái toán. Câu trả lời này khiến dư luận hiểu rằng: Có thể số tiền thực để đổi mới chương trình- SGK vẫn có thể lớn hơn 70.000 tỷ đồng? Và lúc nào thì Bộ sẽ chính thức công khai nội dung đề án vẫn là một ẩn số.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm