| Hotline: 0983.970.780

71 thí sinh đoạt giải tại hội thi tay nghề quốc gia

Thứ Hai 02/08/2010 , 13:30 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đứng đầu với 19 giải.

Bộ Trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trao giải Nhất cho thí sinh đoạt giải.
Sau năm ngày tranh tài, tối 1/8, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức bế mạc và trao giải Hội thi tay nghề quốc gia năm 2010.

Hội thi tuyển chọn được 71 thí sinh đoạt giải; trong đó có 31 giải nhất, 13 giải nhì và 27 giải ba. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 218 giải khuyến khích.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đứng đầu Hội thi với tám giải nhất, một giải ba và 10 giải khuyến khích. Tiếp theo là các đoàn thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy nghề Dương Đức Lân, hội thi tay nghề quốc gia năm 2010 có gần 390 thí sinh thuộc 50 đoàn dự thi, tăng 65 thí sinh so với năm 2008.

Về chất lượng, các thí sinh tham gia hội thi lần này đồng đều hơn, khoảng cách chênh lệch điểm giữa các thí sinh không nhiều.

Hội thi được chuẩn bị chu đáo từ các khâu hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia nên mặc dù đề thi có khó hơn các kỳ thi trước nhưng hầu hết các thí sinh đều thể hiện được hết các kỹ năng, kỹ xảo của mình.

Ban tổ chức, các hội đồng thi, ban giám khảo, các chuyên gia cũng đều hoạt động chuyên nghiệp hơn, góp phần làm kỳ thi được tiến hành trôi chảy, bảo đảm đúng quy chế tổ chức thi...

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như 20 tỉnh, thành phố chưa có đoàn tham gia dự thi; kinh phí tổ chức Hội thi còn hạn hẹp; các địa điểm đăng cai còn dàn trải, gây khó khăn cho quá trình tổ chức và sự quản lý của các đoàn; công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến Hội thi.

Để rút kinh nghiệm cho các hội thi khác, trong thời gian tới, tiếp tục có chính sách đãi ngộ, đào tạo và sử dụng đối với các thí sinh đoạt giải cao tại các hội thi tay nghề cấp khu vực và thế giới nhằm thu hút chính những cá nhân này trở thành giáo viên dạy nghề từ đó truyền dạy những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau.

Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu, xây dựng các trung tâm đánh giá quốc gia có chức năng chuyên tổ chức các cuộc thi cũng như huấn luyện thí sinh và tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người lao động...

Theo quy định, trong số 71 thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba của 18 nghề, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 57 thí sinh - mỗi nghề ba thí sinh đạt số điểm cao nhất - để tham gia luyện thi trong đội tuyển quốc gia tham dự Hội thi Tay nghề ASEAN lần thứ 8, tổ chức tại Thái Lan vào tháng 11/2010 và Hội thi Tay nghề Thế giới lần thứ 41, tổ chức tại Anh vào tháng 10/2011.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm