| Hotline: 0983.970.780

9 người xây, 1 người phá là không được

Thứ Tư 27/10/2010 , 10:13 (GMT+7)

Bất chấp những thỏa thuận ban đầu trước khi vào vụ, Cty NIVL (Ấn Độ) vốn 100% nước ngoài đã phá rào, nâng giá thu mua mía khiến cho 9 NM đường trong vùng phản ứng...

Mới bước vào đầu vụ mía đường năm nay (2010-2011), tại ĐBSCL nơi có 10 NM đường công suất lớn lại tái diễn tranh mua nguyên liệu gay gắt hơn hẳn những năm trước đây. Bất chấp những thỏa thuận ban đầu trước khi vào vụ, Cty NIVL (Ấn Độ) vốn 100% nước ngoài đã phá rào, nâng giá thu mua mía khiến cho 9 NM đường trong vùng phản ứng. Ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam - trả lời phỏng vấn của NNVN:

>> Tranh chấp mía nguyên liệu ở ĐBSCL: Thủ phạm mang tên NIVL - Ấn Độ
>> Thương lái ''ôm'' mía, NM ngồi nhìn

Vậy Hiệp hội có biện pháp gì chấn chỉnh để không tiếp tục xảy ra tình trạng này?

Xảy ra chuyện vừa qua nếu đổ cho ông chủ DN NIVL người Ấn Độ là chưa đúng mà do cá nhân giám đốc điều hành của DN là người Việt chỉ nghĩ tới quyền lợi cục bộ của NIVL, bất chấp thiệt hại chung của cả khối DN có 9 NM trong tiểu vùng. Sự việc này tiếp tục làm xấu đi tập quán SX mía, cách mua bán mía của nông dân và các NM trong vùng đã gầy dựng trong những năm qua.

Hơn nữa trong 9 NM đường đều là thành viên Hiệp hội vẫn chấp hành tốt thì chỉ có NIVL không là hội viên.Hiệp hội có can thiệp họ cũng bất chấp, vì cho rằng họ không vi phạm pháp luật.

 Đường cát đang tăng giá có phải là yếu tố tác động chính trong cuộc cạnh tranh nguyên liệu mía quyết liệt ở ĐBSCL?

 Không hẳn như vậy, đó chỉ là một trong những yếu tố góp phần vào làm nóng lên cuộc cạnh tranh. Cái gốc là do mía nguyên liệu thiếu và lượng đường trong nước hiện đang thiếu hụt, trong khi năng lực các NM trong vùng thừa công suất. Nông dân trồng mía chưa nhiều, sản lượng mía có hạn. Còn chuyện đường cát đột ngột tăng giá cao, bán sỉ 18.000đ/kg, giá bán lẻ 20.000-21.000đ/kg theo dự đoán sẽ sớm hạ nhiệt.

Như thế có nghĩa là giá đường, giá mía hiện nay là hợp lý?

 Hiện nay các NM đường miền Bắc, Trung và ĐBSCL đang vào vụ, kể cả Thái Lan nữa. Vì phải kể cả Thái Lan, nước cùng trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên sản lượng đường cung ra thị trường như “bình thông nhau”, sắp tới sẽ dồi dào hơn. Giá đường có thể ổn định ở mức bán buôn 15.000 đến 17.000đ/kg. Còn như giá thu mua căn cứ theo tại NM Đường Phụng Hiệp 11.000đ/kg mía 10 CCS (chữ đường) là hợp lý.

Một số NM đường trong vùng cho biết mía hiện có chữ đường bình quân 7-8 CCS mà hiệu suất 14 kg mía cho 1kg đường, nếu cộng chi phí mía nguyên liệu và chi phí chế biến ra giá thành đường 16.000đ/kg. Như vậy bây giờ điều chỉnh giá mía tăng thêm hơn nữa thì khó có NM nào có lãi.

 Cạnh tranh nguyên liệu, nhìn kía cạnh nào đó đã ép NM thu mua mía giá cao, nông dân có lợi. Cách làm của NIVL tuy “khuấy động” vùng nguyên liệu, nhưng nông dân được lợi hơn, là Chủ tịch Hiệp hội MĐVN ông nghĩ sao?

 Việc này nhiều năm qua chúng tôi đã thấy. Cái lợi của nông dân có được thì mới duy trì vùng nguyên liệu ổn định. Tuy nhiên tính trong chuỗi giá trị phải chia ra cho người trồng mía, nhà chế biến, người tiêu dùng…và sau cùng giá đường do thị trường quyết định. Nếu cách tính với một miếng bánh như vậy, trước mắt nông dân có lợi nhưng kiểu cạnh tranh phá giá về lâu dài nông dân sẽ kiệt quệ.

Theo Bộ NN- PTNT, trong những năm tới qui hoạch vùng trồng mía ở ĐBSCL sẽ tăng lên 90.000ha. Nhưng niên vụ mía năm nay (2010-2011) ĐBSCL chỉ có hơn 50.000ha. Vì thiếu nguyên liệu nên cuộc cạnh tranh mua mía giữa các NM đường trong vùng luôn căng thẳng.
Như năm ngoái đây, các NM đường trong vùng cùng thu mua giá mía đẩy lên rất cao, nông dân trồng mía ai cũng có lãi nhiều. Tới cuối vụ tổng kết các NM Kiên Giang, Thới Bình (Cà Mau), Bến Tre, Long Mỹ Phát (Hậu Giang) đều lỗ, NM Sóc Trăng hòa vốn. Nói cách khác nếu đẩy giá mía tăng cao thì sức bền trong cạnh tranh của các NM trong tương lai không còn. NM lỗ lã, thiếu tiền, thiếu chi phí đầu tư cải tiến công nghệ thì dù nông dân trồng mía có giàu lên thì ngành mía đường cũng khó phát triển.

Hơn nữa nếu chăm bẳm cạnh tranh như NIVL bằng cách thu mua mía xô, mía non sẽ làm cho nông dân ỷ lại, vì trồng mía kiểu nào, mía non, mía lẫn tạp chất trộn vào cũng bán được. Vậy thì nông cần gì học kỹ thuật canh tác, cần tìm chi giống mía mới để trồng? Tôi nghĩ đây là con đường thụt lùi. Các NM đường trong vùng nếu vào cuộc cạnh tranh cùng NIVL bằng cách này là đường cùng. Còn cạnh tranh như cách 9 người xây dựng mà có 1 người phá là không công bằng.

 NIVL là DN đầu tư nước ngoài, không phải là thành viên Hiệp hội MĐVN, vậy hiệp hội sẽ phải làm gì với DN này?

 Hiệp hội sẽ có biện pháp liên kết bảo vệ quyền lợi các thành viên, giữ vững vùng nguyên liệu để có khả năng đối phó với một DN nào đó làm ăn theo kiểu cách bất hợp tác. Xu hướng hiện nay là nếu DN đứng riêng sẽ khó phát triển.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm