| Hotline: 0983.970.780

Đồng khô, mía cháy!

Thứ Ba 12/03/2013 , 10:13 (GMT+7)

Nông dân trồng mía nhiều nơi đang rơi vào tình trạng “lưỡng khổ”. Họ vừa đối chọi với tình trạng cây mía xuống giá nhanh đến chóng mặt, lại phải gồng mình gánh chịu hàng trăm ha mía bị cháy rụi bởi nắng nóng.

Nông dân trồng mía nhiều nơi đang rơi vào tình trạng “lưỡng khổ”. Họ vừa đối chọi với tình trạng cây mía xuống giá nhanh đến chóng mặt, lại phải gồng mình gánh chịu hàng trăm ha mía bị cháy rụi bởi nắng nóng.


Giá thu mua mía đang giảm sút nhanh chóng.

Hàng loạt diện tích mía tới kỳ thu hoạch của nông dân tại 2 huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) những ngày qua liên tục bị cháy do khô hạn nặng nề.

Có mặt tại khu vực cánh đồng mía hai bên đường ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, chúng tôi quan sát chỉ còn trơ gốc và tro đen thui. Nhiều người đội cái nắng giữa trưa để chặt bỏ những cây hư hại mong cứu vụ mùa tới. Một số nông dân ở đây cho hay, khu vực này cháy nhiều lắm, nhất là những nhà có vườn sát mặt lộ thì đều cháy cả. Có vườn mía nằm sát vườn xoài nên khi cháy đã đốt trụi cả chục cây xoài sát kế.

Gia đình anh Hùng tại tổ 6, ấp Hưng Thịnh rầu rĩ: “Nhà có gần 60 ha mía trồng phân tán nhiều nơi. Khu này có khoảng 6 đến 7 ha đều bị cháy hết. Hôm nay vừa mới chặt xong, tôi đang phải tưới nước cho cây phát triển lại”. Theo thông tin từ người dân, nguyên nhân gây cháy rất nhiều, nhưng cái chính là do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, cây khô nên dễ bắt lửa. Có vườn thì do đốt rơm rạ, vô ý để lửa tạt qua gây cháy, vườn thì bị tàn thuốc lá người đi đường ném vào cũng dẫn đến phát hỏa. Cũng tại địa bàn này, nhiều gia đình có diện tích lớn đến vài trăm ha như nhà anh Dũng (Dũng mía) bị cháy không ít. Dù không gặp được anh, nhưng nhiều hàng xóm quanh đó cho biết gia đình anh đã bị cháy đến vài chục ha cả vườn ngoài lẫn bên trong.

Người dân cho biết, những cây mía cháy nếu chặt sớm còn cứu vãn chút ít, nhưng nếu để trễ khoảng 1 tuần, thì vườn mía đó coi như bỏ, các nhà máy cũng không thu mua. Xã Hưng Thịnh có trên 800 ha mía, có gần 1/3 diện tích chưa thu hoạch xong. Từ đầu tháng 2 đến nay, trên địa bàn xã đã xảy ra gần 10 vụ cháy, hàng chục ha mía bị thiêu rụi.


Hàng chục hecta mía bị cháy đang gây thiệt hại nghiêm trọng.

Mía cháy khắp nơi, giá bán lại sụt giảm nghiêm trọng. Hiện tại, 1 tấn mía chỉ còn khoảng 450.000-500.000 đồng. Hàng trăm hộ dân trồng mía đang ở trong tình cảnh “tiền bán không đủ tiền công”. Nhiều người quá ngán ngẩm đã quyết định đổi cây trồng.

Chạy dọc tuyến đường khu vực xã Lương Hòa, huyện Bến Lức (Long An) đến huyện Đông Hòa chúng tôi thấy cơ man nào là mía. Thời gian này, nhiều hộ đã bắt đầu cho một vụ mía mới, nhưng tại một số vườn, vẫn còn nhiều diện tích mía nằm “chờ” được bán. Theo một số nông dân ở ấp 6, xã Lương Hòa, do giá mía xuống quá thấp, lại bị thương lái ép giá liên tục, nhiều hộ quyết đợi giá lên. Những năm trước, cây mía dao động trong khoảng từ 700.000-900.000 đồng/tấn, người nông dân còn có lãi, vay vốn để trồng tiếp. Còn năm nay, giá bèo nhèo bằng phân nửa khiến nhà nào nhà nấy lỗ nặng.

Ông Ngô Thanh Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Hòa: “Trước tình hình giá mía thấp như hiện nay, Hội cũng đang cố gắng tạo điều kiện cho bà con vay vốn ngân hàng để tiếp tục trồng trọt. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên tổ chức các đợt huấn luyện nhằm hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân trồng mía nhằm nâng cao năng suất!”.

Gia đình nhà chú Hai ở ấp 6 kể: “Nhà tôi chỉ có hơn 1 ha mía, là cây trồng chính. Vừa rồi bán ra, tính sơ sơ cũng mất gần 30 triệu, chưa kể cả vườn 85 tấn mía mà thương lái chỉ nói có 70 tấn, trong khi đầu tư hết 50 triệu lận”. Không chỉ riêng gia đình chú, ấp này hầu như nhà nào cũng trồng mía, người nhiều thì vài chục ha, ít thì vài ha. Nếu nhà nào mà bán mía gốc (1 cây mía có thể trồng được 3 vụ), thì lỗ ít hoặc họa may huề, chứ còn mía tơ thì lỗ nặng. Sau khi hết 3 vụ của mía gốc, thương lái về thu mua cho người nông dân khoảng 500.000đ/tấn, rồi lại bán lại ngọn để trồng mới với giá lên tới 1-1,2 triệu/tấn. Thành ra, nhiều người thâm niên chung sống với cây này đã quen “3 năm lỗ nặng 1 lần”.

Ông Ba Sơn, người dân trong ấp chia sẻ: “Trồng mía liên tục mất giá thế này ai còn dám trồng. Ở đây nhà nào cũng phải vay vốn ngân hàng, vụ nào cũng chỉ huề hoặc lỗ thế này lấy tiền đâu mà sống. Tôi đành phải chặt bớt để chuyển qua những cây ngắn ngày nhằm có thu nhập”. Hiện tại, gia đình ông có hơn 4 ha đất trồng mía, đã đốn bỏ gần 2 ha để trồng chanh xen đu đủ, vì đây là những cây cho thu nhập nhanh. Trong ấp hiện cũng đã có nhiều hộ bỏ mía và chuyển qua trồng chanh như nhà ông Sơn. Nhiều nông dân ca thán, mới chỉ đầu năm, nhưng người trồng mía đã phải đón nhận rất nhiều tin dữ. Vụ mùa trắng tay, giá mía sụt giảm, nhiều cảnh đời đã khó nay lại càng thêm khổ. Nếu không sớm có biện pháp hỗ trợ từ chính quyền địa phương, thì tỷ lệ các hộ nông dân gắn bó với cây mía chắc chắn sẽ giảm sút một cách nghiêm trọng.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm