| Hotline: 0983.970.780

Tiếp cận rừng Lâm Đồng - Bình Thuận bị phá nát

Thứ Hai 22/04/2013 , 11:38 (GMT+7)

Những cánh rừng phòng hộ, rừng thông, rừng nguyên sinh bạt ngàn ở Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng) và Bắc Bình (Bình Thuận) ngày xưa, giờ đã lùi rất xa và đang tiếp tục bị cạo trọc. Từng đoàn xe tải, xe máy ngày đêm rầm rập tiến vào rừng, thản nhiên “khuân” gỗ ra, ngay trước mắt các cấp chính quyền.

Những cánh rừng phòng hộ, rừng thông, rừng nguyên sinh bạt ngàn ở Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng) và Bắc Bình (Bình Thuận) ngày xưa, giờ đã lùi rất xa và đang tiếp tục bị cạo trọc. Từng đoàn xe tải, xe máy ngày đêm rầm rập tiến vào rừng, thản nhiên “khuân” gỗ ra, ngay trước mắt các cấp chính quyền.

THEO DẤU CHÂN LÂM TẶC

Vượt qua chặng đường dài hơn 300 km từ TP.Hồ Chí Minh chúng tôi đến địa bàn huyện Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng) để bắt đầu cuộc hành trình, lần theo dấu những đoàn xe lâm tặc vào sâu trong rừng hàng chục cây số, tận mắt chứng kiến cảnh hoang tàn của những cánh rừng…

NGỤY TRANG KIỂU… LÂM TẶC

Từ ngã 3 Tà Hine, chạy xe khoảng hơn 10 km đường nhựa với nhiều khúc quanh co ngang qua những con sông khô cạn và những đồi nham nhở cây xanh dẫn vào địa bàn xã Ninh Loan (một trong bốn xã thuộc vùng sâu của huyện Đức Trọng). Vừa đi một đoạn chúng tôi đã thấy có bảng hiệu to đùng “Toàn dân phải có trách nhiệm giữ bảo vệ rừng và nghiêm cấm khai thác rừng…”.

Tới xã Ninh Loan, lúc này trời đã chập choạng tối, người dân trồng rẫy cũng vừa đi làm về. Theo kế hoạch, chúng tôi tìm gặp được X, một dân thổ địa rất nhiệt tình và rành rọt từng ngóc ngách của các khu rừng. Sau cái bắt chặt tay đầy tin tưởng, X rỉ tai chúng tôi, bảo: “Ở đây chỉ có thằng H.Gà mới rành bọn lâm tặc hiện đang “cưa hàng” ở khu rừng nào, mình vừa gọi hắn về gấp cùng đi theo trợ giúp anh em cho chắc ăn!”.



Những gốc cây dầu rái vừa bị lâm tặc đốn hạ trong rừng nguyên sinh

Theo lời X kể, trước kia H.Gà cũng từng là một tay lâm tặc ở vùng Ninh Loan này, nhưng từ lâu anh ta đã “giải nghệ” về an phận làm rẫy cà phê rồi. Vậy nhưng với thâm niên nghề đi rừng, có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn H.Gà sẽ “định vị” chính xác bọn chúng đang phá rừng ở đâu.

Sau khi bàn bạc xong các phương án phối hợp “tác chiến”, X nhận lời sáng sớm mai sẽ dẫn chúng tôi vào rừng. Để chuẩn bị hành trang xuyên rừng, X tranh thủ chạy ra chợ mua giúp chúng tôi các “món” cần thiết, từ can xăng, đèn pin, áo mưa, mì tôm, bánh mỳ, sữa, nước ngọt, nước suối…

Đồng thời, tìm thuê 3 chiếc xe máy “độ” chuyên dùng để đi rừng và huy động thêm mấy ông bạn thân làm tài xế để sáng mai lên đường sớm. Theo X, ở xã Ninh Loan này bọn lâm tặc có “truyền thống” phá rừng từ mấy chục năm nay. Ngày xưa toàn xã chỉ có khoảng vài trăm hộ dân từ ngoài Bắc vào làm kinh tế mới, nhưng đến nay số đó đã tăng gấp 5 lần. Do vậy, lâm tặc đua nhau tàn phá rừng chẳng ai quản lý được.

Gia đình X cũng vào vùng kinh tế mới này và được giao đất trồng cà phê. X tâm sự: “Thời đó, chỉ cần bước ra đường đã đụng rừng rồi, những cánh rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ xanh bạt ngàn bao bọc quanh địa bàn các xã. Thú rừng, hươu nai, chim chóc còn rất nhiều, chúng tôi đi làm rẫy hàng ngày vẫn gặp thường xuyên. Ấy vậy mà, bây giờ chẳng còn bóng dáng con nào, phải chạy xe cả tiếng đồng hồ mới vào tới cửa rừng đấy...”.

Đang mải nghe chuyện X kể, bỗng ngoài đường tiếng xe máy gầm rú nẹt pô inh ỏi, một đoàn xe máy “độ” phóng vù qua, khói bụi bay mù mịt cả một đoạn đường xã Ninh Loan.

Chờ đoàn xe vừa chạy khuất, X nói: “Đấy chính là xe của bọn lâm tặc đi rừng thấy kinh khủng không, ai đi đường mà gặp bọn này cũng phải nhanh chóng dẹp vào vệ đường…trốn bụi cho an toàn. Nhất là vào những ngày cuối tuần bọn chúng càng đi đông, ngoại trừ ngày “động rừng” thì bọn chúng phải chịu nằm nhà thôi”.

Thấy chúng tôi chưa hiểu rõ ngày “động rừng”? X giải thích: Đấy là ngày bọn chúng nghi ngờ bởi nghe bất cứ động tĩnh gì hay được báo trước sẽ có đoàn liên ngành kiểm tra chốt chặn thì sẽ ngưng đi rừng ngay. Nói rồi, X bước vội vào nhà chuẩn bị cho chúng tôi vài bộ đồ cũ, đôi ủng, mũ vải để mai “ngụy trang” thật kỹ trước khi vào rừng “săn”… lâm tặc.


Hành trình hàng chục km đường rừng lầy lội, dốc dựng đứng tìm vào sào huyệt của lâm tặc đang khai thác gỗ

Đúng hẹn, 5 giờ sáng hôm sau thức dậy, X đưa chúng tôi đến “điểm tập kết” ngoài bìa rừng gặp mấy ông bạn thổ địa. Sau khi giới thiệu làm quen, X kêu mọi người chằng đồ đạc vào xe thật chắc chắn rồi lần lượt chế đầy các bình xăng xe để chuẩn bị lên đường cho kịp.

Xong, X không quên nhắc chúng tôi phải “ngụy trang” lại từ cách ăn mặc, tác phong giống như “dân rừng” thật sự, máy chụp hình, quay phim phải giấu kín. Ngoài ra, X dặn thêm cần phải tuyệt đối giữ bí mật, “đánh nhanh, rút gọn” để tránh mọi sự nghi ngờ khi “giáp lá cà” với lâm tặc, nếu không sẽ hỏng việc và rất nguy hiểm…

TRẮNG ĐÊM MẬT PHỤC Ở RỪNG

Trên 3 chiếc xe máy “độ” mà X vừa thuê được, chúng tôi bắt đầu xuất phát chạy tắt vào rừng. Các xe kéo ga chồm lên lao vút qua các khu vườn cà phê um tùm đang vào mùa hoa nở trắng, tỏa hương thơm ngát cả một vùng đồi.

Dẫn đầu là xe của H.Gà cùng người “bạn rừng” cầm lái, xe chúng tôi bám sát theo sau. H.Gà vẫy tay ra hiệu cho xe chúng tôi phải chạy tăng tốc để kịp giờ khi biết bọn lâm tặc đang “cưa hàng” tại một điểm bên cánh rừng nguyên sinh.

Sau khoảng hơn hai giờ đường rừng với nhiều đoạn gập ghềnh cua dốc gấp khuỷu tay, chúng tôi đến điểm dừng chân quay đầu xe của lâm tặc ngay trong rừng phòng hộ (huyện Đức Trọng). Nhìn những cây gỗ bị đốn hạ không thương tiếc, có gốc cây to cả 3 người ôm không xuể nằm ngổn ngang.

Loay hoay suốt ngày trong rừng sâu, nhưng cả nhóm chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được sát “điểm nóng” để tận mắt chứng kiến cảnh lâm tặc đang ngày đêm triệt hạ khu rừng nguyên sinh và vận chuyễn gỗ ra khỏi rừng, mặc dù trước đó chúng tôi đã phải thức trắng đêm mật phục nơi cửa rừng…

Đến một ngọn đồi trống, chúng tôi bất ngờ thấy một đống gỗ lim tươi được xẻ thành từng khối vuông. Nhìn quanh không thấy bóng người nào. H.Gà cho biết: “Số gỗ này khoảng 10 khối. Đây là điểm tập kết. Trong rừng vẫn còn nữa, tụi nó đang vào chuyển ra”. Chỉ tay về phía rừng xa xa, H.Gà nói: “Đó là rừng nguyên sinh. Từ đây sang đó còn phải đi khoảng 3 tiếng nữa. Đi tiếp chứ?”. Chúng tôi gật đầu quả quyết!

Sau ít phút dừng chân, mọi người tranh thủ uống nước, ăn tạm mấy ổ bánh mì dằn bụng, xong cả nhóm lại vội leo lên xe rú ga vọt qua những ghềnh đá lớn trong rừng. Càng vào sâu những đoạn đường dốc càng nguy hiểm, có chỗ dựng đứng khoảng 45 độ hoặc cắm sâu xuống chân núi khiến chúng tôi phải gồng mình ép sát vào người nhau.


Đống gỗ lâm tặc vừa chuyển từ rừng sâu ra

Đến gần khu vực ngã ba Phượng Hoàng, toàn sình lầy trơn trượt và một bên là vực thẳm. H.Gà phải dừng lại “trấn an” tinh thần anh em rồi nhắc các xe cần phải về số 1 để bò dốc từ từ cho an toàn. Suốt chặng đường rừng đi qua, chúng tôi thấy lộ rõ hai vết bánh xe xích chở gỗ vừa chạy, lõm sâu xuống như giao thông hào. Thậm chí có những đoạn do xe chở gỗ đi nhiều đến mức bị mòn sâu như cắt đôi quả núi ra vậy.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm