| Hotline: 0983.970.780

Quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ Năm 25/04/2013 , 10:06 (GMT+7)

Trả lời nhiều câu hỏi của đoàn Việt Nam, Tổng giám đốc Marc Mortureux cho biết, Cơ quan quốc gia về quản lý chất lượng và an toàn (ANSES) hoạt động hợp tác chặt chẽ với các đối tác của liên minh châu Âu và trên toàn thế giới.

Trả lời nhiều câu hỏi của đoàn Việt Nam, Tổng giám đốc Marc Mortureux cho biết, Cơ quan quốc gia về quản lý chất lượng và an toàn (ANSES) hoạt động hợp tác chặt chẽ với các đối tác của liên minh châu Âu và trên toàn thế giới. Cụ thể: 

>> An toàn thực phẩm - nhìn từ Pháp

- Đánh giá rủi ro và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về rủi ro tiềm ẩn và các hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong việc dự thảo các qui định, điều khoản và các chiến lược giảm thiểu rủi ro

- Thực hiện giám sát, theo dõi và cảnh báo các nguy cơ; thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển.

- Đề xuất biện pháp, chính sách liên quan tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan quốc tế, EU và Chính phủ giao về đánh giá và phân tích rủi ro.

Cơ cấu tổ chức của ANSES đươc tổ chức như sau:

- Hội đồng khoa học và tư vấn: mỗi một lĩnh vực, ANSES có hội đồng khoa học có trách nhiệm xác định các vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá, thẩm định.

- ANSES tổ chức theo mạng lưới các phòng thí nghiệm từ cấp Trung ương tới cấp tỉnh, có những phòng thí nghiệm trực thuộc ANSES, cũng có phòng thí nghiệm liên kết. Hoạt động theo cơ chế chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu và các kỹ thuật phân tích. Căn cứ vào những vấn đề cần thiết, ANSES có thể tổ chức các nhóm chuyên gia theo từng lĩnh vực cụ thể để đánh giá chi tiết. ANSES có sự phối hợp chặt chẽ với mạng lưới các phòng thí nghiệm, phân tích của các nước châu Âu.

Hoạt động của ANSES

- Các hội đồng khoa học và tư vấn của ANSES có trách nhiệm xác định những vấn đề cần đánh giá, thẩm định. Ngoài ra các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các bộ ngành cũng có thể đề xuất ANSES đánh giá, thẩm định vấn đề nào đó, nhưng ANSES có quyền độc lập trong quyết định.

- Các phòng thí nghiệm của ANSES có trách nhiệm thực hiện các đánh giá rủi ro. Kết quả đánh giá được thẩm định, được hội đồng khoa học và tư vấn đánh giá và có kết luận cuối cùng. ANSES thực hiện cơ chế minh bạch thông tin thông qua việc công bố các báo cáo đánh giá rủi ro tới các nhà hoạch định chính sách và cả người tiêu dùng. Mọi kết quả nghiên cứu, phân tích về rủi ro, chất lượng thực phẩm, nông sản đều được công bố rộng rãi cho người dân qua internet, truyền thông.


Lãnh đạo Viện Cirad của Pháp tặng quà Đoàn Việt Nam đến thăm Viện tại Montpellier

Với sự cởi mở và thân thiện, ông Tổng giám đốc nói ANSES sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cử chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn liên quan đến vệ sinh ATTP; ANSES có thể cùng các đối tác Việt Nam, xây dựng dự án hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng tầm nhìn, cải cách thể chế, hỗ trợ phát triển quản lí vệ sinh ATTP. Kinh nghiệm của một ngày đầu tiên làm việc tại Pháp đã làm chúng tôi suy nghĩ trăn trở rất nhiều về hệ thống quản lí vệ sinh ATTP của chúng ta.

Sau khi làm việc với ANSES, đoàn đi thăm thực địa tại phía nam Pháp, vùng Languedoc Roussillon nơi có thành phố Montpllier xinh đẹp, bên bờ Địa Trung Hải. Quay trở về Paris, đoàn đã làm việc với Tổng cục Quản lý thực phẩm (Direction general de l’alimentation – DGAL) là một đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Rừng của Pháp, chuyên trách về quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở các đánh giá rủi ro của ANSES. DGAL có nhiệm vụ chủ yếu: (i) quản lý thực phẩm; (ii) quản lý phòng ngừa rủi ro an toàn thực phẩm và chế biến ban đầu; (iii) điều phối các chương trình hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm; (iv) quản lý các nhiệm vụ khác liên quan.

Sự tồn tại độc lập của hai tổ chức ANSES và DGAL, có ý nghĩa rất lớn, khác biệt hoàn toàn với hệ thống hiện nay của Việt Nam, là sự tách biệt và độc lập giữa đánh giá rủi ro và quản lí vệ sinh ATTP. DGAL đóng vai trò là cơ quan quản lý rủi ro, quản lí vệ sinh ATTP, dựa trên các kết quả đánh giá rủi ro và cảnh báo nguy cơ từ ANSES và/hoặc các viện nghiên cứu khác của Pháp, các tổ chức đánh giá của EU, các nước trên thế giới. Công tác quản lý của DGAL dựa trên 2 cách tiếp cận: (i) đặt hàng đánh giá rủi ro với các đơn vị/tổ chức phân tích đánh giá (như là ANSES); (ii) các đơn vị đánh giá rủi ro tiến hành các đánh giá, phân tích độc lập rồi gửi đề xuất, kiến nghị lên DGAL.

Cơ cấu tổ chức quản lí về vệ sinh ATTP tại Pháp và EU là những kinh nghiệm quí báu với chúng ta, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức theo hình thức:

1. Đánh giá rủi ro độc lập, có cơ sở khoa học, do các nhà khoa học đảm nhiệm, công bố công khai, minh bạch cao.

2. Quản lý rủi ro về vệ sinh ATTP, do các bộ ngành, chính phủ, chính quyền địa phương thực hiện. Quản lí này dựa trên những đánh giá độc lập của ANSES. Các cơ quan quản lí Nhà nước, tránh được tình trạng vừa đá bong (đánh giá rủi ro) và thổi còi (quản lí rủi ro). Hơn thế nữa, khi thông tin minh bạch, các bộ ngành sẽ hợp tác với nhau, tránh tính cục bộ từng bộ ngành.

3. Các can thiệp/hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật, của bộ ngành, chính phủ cho doanh nghiệp, nông dân sẽ được DGAL đề xuất để họ tự quản lí rủi ro, giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro. Việc này cho thấy, kinh nghiệm vừa quản lí, vừa có chính sách hỗ trợ khuyến khích nông dân và doanh nghiệp tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm.

DGAL được tổ chức theo chiều dọc từ trung ương tới các tỉnh của Pháp, là hệ thống mạnh. Hoạt động của DGAL tuân thủ tiêu chuẩn ISO. Quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro được thực hiện trên toàn bộ chuỗi sản phẩm từ trang trại tới bản ăn (ví dụ trong chăn nuôi: (i) kiểm soát thuốc thú y nội địa và nhập khẩu; (ii) thực hành chăn nuôi được giám sát bởi mạng lưới thú y viên; (iii) tại khâu giết mổ, kiểm soát trước giết mổ thông qua kiểm tra lâm sàng vật nuôi, và kiểm soát sau giết mổ; (iv) tại các khâu chế biến, vận chuyển, phân phối đều được các chuyên gia kiểm tra, đánh giá rủi ro dựa trên kết quả phân tích; (v) kiếm soát trao đổi thương mại sản phẩm giữa các nước.

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước như DGAL đều được kiểm định hoạt động thường xuyên bởi một tổ chức đánh giá độc lập do Chính phủ ủy quyền là COFRAC (một công ty kiểm định tư nhân). Cơ quan kiểm định này hàng năm đánh giá việc tuân thủ và thực hiện các tiêu chuẩn hoạt động của DGAL tại cấp Trung ương và một vài điểm tại cấp tỉnh và cấp giấy chứng nhận hàng năm cho phép DGAL hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng và vệ sinh ATTP. Đây là điểm sáng, minh bạch hoạt động của dịch vụ công của Pháp.


Tham quan khu chế biến thực phẩm

Hệ thống quản lí rủi ro được thực hiện hai cấp độ, nội bộ và bên ngoài. Tất cả các trang trại, doanh nghiệp Pháp đều thực hiện quản lí nội bộ theo các yêu cầu về hồ sơ, cách làm của Nhà nước Pháp. Ngoài hệ thống quản nội bộ, hệ thống DGAL chính là hệ thống quản lí vệ sinh ATTP bên ngoài, có hai hình thức kiểm tra trên hồ sơ, chuyên gia và phân tích trong phòng thí nghiệm.

Công tác thanh kiểm tra tại địa phương được thực hiện ở cấp tỉnh với đội ngũ các thanh tra viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Tần suất thanh tra phụ thuộc vào nội dung, hình thức phân tích, khối lượng sản phẩm sản xuất, nhu cầu của người dùng. Về xử phạt, cả xử phạt hành chính (phạt tiền, thu hồi giấy phép..) và xử phạt hình sự được áp dụng. Tất cả các điều tra viên, thanh tra viên tiến hành công tác thanh kiểm tra trên một qui chuẩn chung, phương pháp chung và kết quả thanh tra được cập nhật trên cùng một hệ cơ sở dữ liệu.

Một số chương trình quốc gia mà DGAL triển khai trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay như: chương trình Ecobio nhằm hỗ trợ người sản xuất trong việc giảm sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau quả; chương trình chăn nuôi sinh thái nhằm hướng dẫn người chăn nuôi giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm