| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa nông nghiệp: Thấy mà lo!

Thứ Năm 18/07/2013 , 10:03 (GMT+7)

Thiết bị cơ giới là tay chân của nông nghiệp hiện đại. Nhưng thực tế buồn ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, tới 90% thiết bị máy móc phục vụ SXNN hiện nay đều phải NK.

Bãi thải của hàng ngoại

Thiết bị cơ giới là tay chân của nông nghiệp hiện đại. Nhưng thực tế buồn ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, tới 90% thiết bị máy móc phục vụ SXNN hiện nay đều phải NK.

Việc cơ giới hóa trong SX ì ạch, nhiều khâu như chăm sóc, thu hoạch, chế biến... gần như “trắng” về máy móc. 

“Máy VN thì xin kiếu!”

Tới Siêu thị Máy nông nghiệp (Vinacomm) nằm tun hút trong Khu đô thị mới Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), dù thời điểm này chẳng phải mùa gặt nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách, đông nhất phải kể tới khách hàng tìm mua máy gặt đập liên hợp (GĐLH).

Khách hàng tới đây hầu hết là những nông dân đi dép tổ ong, đến từ khắp các tỉnh phía Bắc. Họ cho biết, sở dĩ lần mò được tới đây là bởi nhờ “search” (tìm) trên mạng internet, biết ở đây có bán máy GĐLH của Nhật.

Vỗ vỗ vào thân chiếc máy GĐLH hiệu Kubota của Nhật Bản đã cũ mèm trưng bày trước sảnh siêu thị, một nông dân tên Toàn ở xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gật gật đầu tấm tắc: “Trông cũ thế thôi, nhưng tôi từng xem con máy này của ông bạn tôi chạy rồi, sướng khủng khiếp! Cần gạt điều khiển êm ru, chạy lối nào ra lối đó, xoay xở rất linh hoạt, gặt sát tận các góc ruộng.


Một mẫu máy GĐLH "què quặt" do VN sản xuất bị nông dân la ó, tẩy chay

Máy này còn có thùng chứa tới 6 tạ, gặt hàng chục phút mới phải xả thóc qua vòi xả một lần, chứ không phải cầm bao tải ngồi hứng thóc lách nhách trên máy. Đã thế, nó còn có cả chế độ cắt – đánh tơi rơm, hoặc giữ nguyên thân rơm tùy ý, gặt thì cứ gọi là sạch tinh, không sót một hạt, mà ruộng bùn sục, lầy nước gì cũng chạy bon bon... ”.

Cắt đà hứng khởi của ông Toàn, tôi bảo: “Bác cứ hay sính ngoại, máy GĐLH của VN cũng tốt đấy, người Việt phải dùng hàng Việt chứ?”. Nghe tôi bảo, ông Toàn xua tay, lắc đầu nguầy nguậy: “Thôi thôi, đừng có nhắc tới cái của nợ ấy. Tôi làm cái nghề dịch vụ máy gặt mấy năm rồi, còn lạ gì. Được thì máy Nhật, máy Hàn, mà không thì máy Trung Quốc (TQ) còn tạm, chứ máy GĐLH của VN thì xin kiếu!”.

 Ông Toàn bảo: "Mấy vụ trước, tới vụ gặt cũng từng có rất nhiều đơn vị về huyện trình diễn máy GĐLH của Việt Nam rất rầm rộ. Nghe qua quảng cáo giới thiệu thì hay, nhưng khi đưa ra ruộng gặt thì dở ẹc. Máy chạy ruộng khô còn tạm, chứ chạy ruộng sụt không xoay trở nổi, gặt thì sót, xả rơm rối tung rối mù, lại hay nghẹt, máy điều khiển bằng vô-lăng nhưng rất khó, chạy chẳng ra hàng ra lối gì...

Có ông bạn tôi ham rẻ, mua máy VN SX về chạy được vài vụ bây giờ bung bét nhưng chẳng có phụ tùng để thay, chỉ muốn vứt đi cho xong. May mà mấy vụ rồi tôi mua con máy TQ dùng tạm ổn, giờ đang tính đổi sang máy Nhật, chứ vớ phải con máy của VN thì chết chắc!".

Thị phần ngày một tóp lại

Nói về thị trường máy nông nghiệp hiện nay, anh Nguyễn Văn Thủy – GĐ Siêu thị Máy nông nghiệp đánh giá, sản phẩm máy GĐLH hiện vẫn là mặt hàng sôi động nhất trong tất cả các loại máy cơ giới nông nghiệp, đặc biệt là kể từ khi phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) phát triển rầm rộ trên cả nước. Ở miền Bắc, có thể nói nếu không có CĐML, thị trường máy GĐLH không thể mở toang như bây giờ.

 Ông chủ siêu thị máy cho biết, máy GĐLH mỗi năm Cty bán mấy trăm chiếc, và tiềm năng thị trường được đánh giá là sẽ còn rất lớn trong vòng ít nhất 5 năm nữa mới có thể bão hòa. Đây cũng là mảng miếng ngon ăn khiến các DN kinh doanh máy nông nghiệp có thể sống khỏe. Tuy nhiên, sản phẩm máy GĐLH giúp DN kinh doanh máy nông nghiệp “kiếm được” chỉ có thể là máy ngoại!

Anh Thủy phân tích, thị trường máy GĐLH ở nước ta hiện nay có thể chia thành bốn mảng chính: Một là máy Nhật hoặc máy Hàn Quốc “xịn” (máy mới, trong đó chủ yếu là máy Nhật); hai là máy Nhật và máy Hàn Quốc “bãi” (máy cũ); ba là máy TQ, và cuối cùng là máy VN.

Theo đó, cơ cấu thị trường phân chia như sau: Ở ĐBSCL, máy Nhật (gồm cả hàng “bãi” và hàng “xịn”) và Hàn Quốc chiếm 60%, máy TQ chiếm khoảng 30% và 10% còn lại thuộc về máy VN. Xu hướng ở vùng này, đó là máy Nhật và máy Hàn Quốc “xịn” đang và sẽ lên ngôi chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường trong thời gian tới.

Ở thị trường non trẻ phía Bắc: Máy Nhật hiện ước chiếm 60%, máy TQ chiếm 30% và máy VN chỉ chiếm khoảng 10%. Về xu hướng thị trường máy GĐLH ở phía Bắc, máy Nhật “bãi” được ưa chuộng nhất, trong khi đó thị phần máy TQ và VN đều đang “teo” lại. Đặc biệt, máy VN thì từ năm 2012 đến nay rất khó bán!

Vì sao thị phần máy GĐLH của VN ngày càng teo lại? Anh Nguyễn Văn Thủy bảo: Chẳng phải DN kinh doanh máy không ủng hộ phát triển hàng nội, nhưng ủng hộ làm sao nổi khi máy GĐLH nội địa quá yếu!

Anh Thủy nêu cụ thể: Ngoài số lượng máy GĐLH tự chế đang “chết dần chết mòn” ở ĐBSH, hiện chỉ có 3 mẫu máy GĐLH là GGD-120, MGD-140 và MGD-220 do Cty CP Động cơ - Máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno - Vinapro) SX có thể coi là các sản phẩm máy GĐLH nội địa đang tham gia thị trường. Tất cả các mẫu máy này đều đã từng được chào hàng tại Siêu thị Máy nông nghiệp của anh Thủy.

Trong đó, hai mẫu máy MGD-120 và MGD-140 có ưu điểm giá rẻ (chỉ khoảng hơn 100 triệu đồng/chiếc) nên từ năm 2012 trở về trước, mỗi năm Cty anh còn bán lẻ tẻ được 4-5 chiếc ở phía Bắc. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian tung ra thị trường, vô số nhược điểm của hai mẫu máy này đã bị nông dân la ó tẩy chay.

Riêng mẫu máy MGD-220 có thể coi là có chạy tốt, thì giá bán lại quá đắt, tới trên 400 triệu đồng. Với giá này, nông dân không mặn mà gì vì đắt tương đương máy Nhật nên họ bảo thà mua máy Nhật xịn còn hơn! Thế nên từ đầu năm 2013 đến nay, trong khi máy Nhật, máy TQ nhập khẩu Cty của anh Thủy bán hàng trăm chiếc vẫn “cháy” hàng, thì cả 3 mẫu máy của Vikyno – Vinapro không thể bán được chiếc nào.

“Mấy vụ vừa rồi chúng tôi cũng từng rất nỗ lực đưa các mẫu máy do VN sản xuất đi trình diễn, gần đây nhất ở Sóc Sơn (Hà Nội). Tuy nhiên đưa máy xuống ruộng, máy không thể chạy nổi, gặt thì sót, rơm rối, hay nghẹt, rất khó điều khiển... nên nông dân la ó quá trời. Như thế còn bán được cho ai?” – anh Thủy lắc đầu ngao ngán.

 

 

Thẳng thắn mà nói thì một vài mẫu máy GĐLH do VN sản xuất có thể nói vẫn cạnh tranh được về chất lượng với máy TQ. Nhưng cái yếu nhất của máy VN khi ra thị trường là phụ tùng, phụ kiện đi kèm rất ít, trong khi đó máy TQ phụ kiện, phụ tùng rất nhiều, thậm chí họ còn khuyến mãi rất hời về phụ kiện nên nông dân rất khoái.

Mà nói là máy do VN sản xuất, nhưng dân trong nghề kinh doanh máy nông nghiệp, ai lại chẳng biết mấy cái máy đó thực ra linh kiện, phụ tùng quan trọng mấy ông ấy đều phải NK về lắp ráp, rồi gia công thêm thắt mà thôi, chứ làm gì có máy GĐLH do VN sản xuất thực sự?

(Anh Nguyễn Văn Thủy, GĐ Siêu thị Máy nông nghiệp)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm