| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp "vờn" dân!

Thứ Hai 25/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

Bất chợt một DN "vác" máy ủi đến san lấp sân bóng mà chẳng hỏi han gì người dân.

Sân bóng và trường học là khu vực đất công, chính quyền được phép thu hồi để làm việc khác, nhưng với cách làm không tôn trọng dân như trên, cũng như không cần biết tới nguồn gốc mảnh đất để có những giải pháp hợp lý, hợp tình, người ta đang đẩy người dân ấp Thiên Bình và Cty Tín Nghĩa vào thế phải “đối đầu” với nhau. Và đến giờ, người dân ấp Thiên Bình vẫn chưa biết cái quyết định thu hồi sân bóng ấy, là có thật hay không?

Ở ấp Thiên Bình, xã Tam Phước (Long Thành, Đồng Nai) có một mảnh đất công, mà một phần đang là nơi đứng chân của Trường Tiểu học Tam Phước 1 (Cơ sở Thiên Bình), và phần còn lại là sân bóng của ấp này. Bất chợt một DN "vác" máy ủi đến san lấp sân bóng mà chẳng hỏi han gì người dân.

Cty Tín Nghĩa không giữ chữ tín

Là đất công, nhưng trong mấy chục năm qua, người dân Thiên Bình đã luôn quan tâm, gìn giữ, nhất là đối với sân bóng. Một cựu trưởng ấp Thiên Bình (xin không nêu tên) cho biết, đã có không ít vụ xô xát xảy ra giữa những người dân muốn bảo vệ sân bóng với một số người có ý đồ xẻ sân bóng ra...đem bán. Năm 1986, sân bóng này đã được long trọng bàn giao cho Đoàn TNCSHCM địa phương quản lý, và sân bóng đã được gìn giữ khác tốt. Nhờ vậy, đến nay, ấp Thiên Bình là ấp duy nhất trong xã Tam Phước có riêng một sân bóng rộng rãi để nhiều thế hệ thanh, thiếu niên tới vui chơi, rèn luyện sức khỏe.

Bởi thế, sau Tết Mậu Tý vừa rồi, khi thấy Cty Tín Nghĩa (chủ đầu tư KCN Tam Phước, nằm ngay sát trường học và sân bóng), cho xe máy tới... cày ủi sân bóng, thì nhiều người dân ấp Thiên Bình bỗng tá hỏa, rủ nhau ra ngăn cản. Trước phản ứng dữ dội của người dân, Cty Tín Nghĩa đã phải ngừng việc cày ủi sân bóng.

Sau đó, Cty này cho người đến cày ủi lần thứ 2, cũng bị dân ngăn cản quyết liệt. Sau khi bị dân tiếp tục ngăn cản lần cày ủi thứ 3 (ngày 25/3), chính quyền xã Tam Phước mới tổ chức họp dân ngay trong tối hôm đó để thông báo rằng, sân bóng đã được UBND tỉnh ra quyết định thu hồi để giao lại cho Tín Nghĩa làm Trạm tăng áp nước cho KCN Tam Phước. Tuy nhiên, chính quyền xã lại không có trong tay quyết định này. Bên Tín Nghĩa hứa sẽ mang quyết định sang cho dân xem trong cuộc họp, nhưng xã và dân đợi hoài mà chẳng thấy bóng dáng người đại diện của cái Cty có chữ “tín” trong tên gọi ấy. Vậy là cuộc họp chẳng đi đến đâu. 

Dân tiếp tục phản ứng gay gắt

Buổi họp dân ấp Thiên Bình sáng ngày 18/5 vừa rồi, đã là buổi họp dân lần thứ 3, xung quanh "số phận" cái sân bóng. Lần này thì có đủ đại diện của UBND huyện Long Thành, chính quyền xã Tam Phước và Cty Tín Nghĩa. Mở đầu cuộc họp, ông Trần Văn Ngọc, PCT UBND xã Tam Phước thông báo: Xã và Cty Tín Nghĩa thỏa thuận rằng, trước mắt Tín Nghĩa sẽ chưa “đụng” tới phần đất đang làm trường học.

Nhiều người dân bày tỏ rằng họ sẽ tiếp tục ra ngăn cản mỗi khi Tín Nghĩa cho xe cộ tới cày ủi sân bóng. Họ không thể tin được lời hứa của Cty Tín Nghĩa, bởi đã có lần, Cty này cố tình dịch hàng cột điện của KCN Tam Phước ra sát đường đi. Khi phát hiện ra, xã Tam Phước đã yêu cầu Tín Nghĩa phải rời hàng cột điện vào đúng vị trí cũ. Nhưng đến giờ, Cty này vẫn phớt lờ yêu cầu đó.

Khi nào Tín Nghĩa đã xây dựng được trường học ở vị trí khác, xã mới bàn giao phần đất này. Còn phần đất đang làm sân bóng của ấp Thiên Bình, xã sẽ giao ngay cho Tín nghĩa để Cty này động thổ xây dựng Trạm tăng áp nước. Cty Tín Nghĩa đã đồng ý tạm thời giao sân bóng trong...KCN cho xã.

Ông Ngọc cho biết thêm rằng, việc thu hồi sân bóng và trường học để giao cho Cty Tín Nghĩa đã được UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định từ năm 2002. Điều đáng nói, ông PCT chỉ thông báo bằng miệng mà không hề đưa ra một văn bản cụ thể nào. Bởi thế, ngay lập tức, người dân ấp Thiên Bình tham gia cuộc họp đã có những phản ứng rất gay gắt. Ông cựu trưởng ấp Thiên Bình nói “Nếu UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất làm trường học và sân bóng từ năm 2002, thì sao năm 2003 tôi đang làm trưởng ấp, mà lại không hề hay biết gì cả?”.

Ông Lê Văn Quyên, một cựu trưởng ấp khác nói “Người dân ấp Thiên Bình không đồng tình với chủ trương thu hồi sân bóng để giao cho một đơn vị làm kinh tế. Cả xã Tam Phước chỉ có mỗi sân bóng này. Vì thế cần phải giữ nó để con em chúng ta có chỗ vui chơi, giải trí, qua đó góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội”. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, nhà ở ngay gần sân bóng, thì cho rằng “Nếu chính quyền muốn lấy chỗ đất công đó để giao cho Tín Nghĩa, chúng tôi sẵn sàng đồng tình, nhưng với điều kiện là Tín Nghĩa phải làm ngay một trường học và sân bóng mới và bàn giao cho xã, cho dân”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm