| Hotline: 0983.970.780

Kiểm lâm Bắc Kạn đổ cho Tư pháp

Thứ Tư 16/06/2010 , 10:42 (GMT+7)

Khi NNVN trao đổi với ông Lâm Quang Oanh, Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn thì sự việc đề ra nội quy đấu giá để loại bớt đối thủ lại ngược một trăm phần trăm.

Ông Lục Văn Thuần – Phó Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông bức xúc với PV

Ngày 9/6, NNVN đăng bài “Mập mờ đấu giá gỗ quí rừng Đin Đeng”, theo đó ông Lường Tiến Đồng, PGĐ Sở Tư pháp Bắc Kạn cho rằng việc đẻ ra Nội qui đấu giá chính là cách để Hạt Kiểm lâm Bạch Thông loại bớt đối thủ tham gia đấu giá 63,90 m3 gỗ quí hiếm nhóm IIA (gỗ nghiến). Tuy nhiên, khi NNVN trao đổi với ông Lâm Quang Oanh, Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn thì sự việc lại ngược một trăm phần trăm.

Ông có thể cho biết vì sao việc đấu giá gỗ quí rừng Đin Đeng lần một ngày 9/1 lại bị huỷ kết quả?

Nội dung cụ thể buổi đấu giá đó tôi không nắm được, do tôi không làm trực tiếp. Tất nhiên Hạt Kiểm lâm Bạch Thông đã có báo cáo lên Chi cục theo qui định hàng tuần, hàng tháng các vụ việc trong đó có việc đấu giá bị huỷ. Lực lượng kiểm lâm đã bàn giao tang vật và tài sản sang Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá TTDVBĐG (Sở Tư pháp) thì TTDVBĐG phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Cả 2 lần đấu giá gỗ quí rừng Đin Đeng đều mập mờ? Vậy đến khi nào Kiểm lâm mới có kết quả và bàn giao tài sản cho khách hàng?

Trao đổi về Nội qui đấu giá để loại đối thủ, ông Lục Văn Thuần – Hạt Phó Kiểm lâm Bạch Thông đã bức xúc: “Nội qui đấu giá là do TTDVBĐG (Sở Tư pháp) soạn thảo ra. Từ trước đến nay mỗi lần đấu giá đều có các Nội qui và đều do TTDVBĐG biên soạn, hiện vẫn còn lưu trong hồ sơ các vụ đấu giá trước đó. Hạt Kiểm lâm Bạch Thông chỉ ký hợp đồng uỷ quyền cho TTDVBĐG thực hiện bán hàng”. Chính ông Thuần cũng là khách mời dự cả hai buổi đấu giá lô gỗ quí rừng Đin Đeng, khi mắt thấy, tai nghe được những điều vô lý do TTDVBĐG điều hành, ông cũng chưa nhất trí với kết quả của lần đấu giá lại lần 2 ngày 19/4.

Quan điểm của Chi cục Kiểm lâm khi đã giao tang vật để bán đấu giá thì TTDVBĐG phải chịu trách nhiệm, thẩm quyền về đấu giá thế nào và diễn biến ra sao là quyền của TTDVBĐG, còn Hạt Kiểm lâm chỉ là cơ quan phối hợp. Khi nào có kết quả chính thức từ TTDVBĐG, Kiểm lâm sẽ bàn giao tài sản ngay. Buổi đấu giá lần 2 ngày 19/4 đã có kết quả, nhưng gần 2 tháng qua (từ ngày 19/4 đến 14/6), Kiểm lâm vẫn chưa thể bàn giao được số gỗ quí tại rừng Đin Đeng vì còn một số ý kiến trái chiều.

Theo ông thì cơ quan nào đã xây dựng “Nội qui” để loại các đối thủ cạnh tranh?

Về đấu giá gỗ tang vật, chúng tôi (lực lượng kiểm lâm) chưa có nội qui gì cả, Kiểm lâm chỉ làm theo qui định pháp luật cho phép, còn việc xây dựng nội qui và đấu giá thế nào vẫn là do cơ quan đấu giá, chứ cơ quan Kiểm lâm không có nội qui nào để loại đối thủ. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng không chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông làm nội qui riêng cho số gỗ này, mà chỉ có trách nhiệm bảo vệ tài sản và phối hợp thực hiện. Nội qui ban hành ra sao và tổ chức đấu giá thế nào đều do TTDVBĐG.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm