| Hotline: 0983.970.780

Muốn khỏe… nuôi thẻ chân trắng

Thứ Năm 25/08/2011 , 09:44 (GMT+7)

Thật ngỡ ngàng, con tôm thẻ chân trắng đã xác lập một vị thế nổi bật so với con tôm sú ở huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).

Tiếp tục câu chuyện vai trò của con tôm thẻ chân trắng (TCT) trong đời sống kinh tế, PV NNVN đã có mặt tại huyện Đầm Dơi, nơi được xem là vùng tôm công nghiệp của tỉnh Cà Mau. Thật ngỡ ngàng, con TCT đã xác lập một vị thế nổi bật so với con tôm sú ở địa bàn thủy sản chiến lược này.

>> Tiền Giang: Có cấm dân vẫn... cứ nuôi
>> ''Chịu ơn'' sinh vật ngoại lai

Đi trên con lộ nông thôn láng bóng về ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán (Đầm Dơi – Cà Mau) chúng tôi còn được nghe nhiều nông dân nói vui với nhau trong những tiệc rượu rằng: “Sống khỏe… như thẻ chân trắng”. Câu nói vui của những lão nông trong giờ nhàn rỗi còn chứa đựng nhiều ẩn ý khác nhau, đó cũng là một tín hiệu mừng cho sự thành công từ mô hình nuôi tôm TCT thay cho con tôm sú nhiều may rủi.

Đến thăm gia đình ông Trần Văn Của (Hai Tới) - người đầu tiên đi tiên phong trong mô hình nuôi tôm TCT ở ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, chúng tôi chia vui cùng ông cũng như nhiều bà con ở đây vì họ đã thực sự thoát nghèo nhờ tôm TCT. Gặp chúng tôi trong chòi canh tôm, ông Hai Tới cho biết: "Sau bao năm vật lộn với con tôm sú nhiều may rủi, từ năm 2009, tui quyết định chuyển đổi cơ cấu sang đầu tư nuôi thử hai ao tôm TCT, không ngờ hiệu quả mang lại thấy rõ. Chỉ sau gần 3 tháng, thu hoạch trừ chi phí còn lãi ròng trên 80 triệu đồng. Vạn sự khởi đầu nan, như vậy là tốt lắm rồi" -Hai Tới nói.

Từ nguồn lãi trong vụ nuôi thứ nhất, Hai Tới bàn với vợ đầu tư thêm vốn cải tạo lại toàn bộ diện tích rộng 2ha, làm thành 6 ao chuyên nuôi TCT. Liên tiếp những vụ sau đó, vụ nào Hai Tới cũng thắng đậm. Hiện tại với 6 ao nuôi, sau khi thu hoạch được khoảng trên 20 tấn, trừ chi phí Hai Tới lãi hơn nửa tỷ đồng. "Cuộc sống gia đình tui mấy năm nay khấm khá hơn hẳn. Các con tui khi ra làm riêng tui cũng khuyến khích nuôi TCT, vừa khỏe vừa có lời" -Hai Tới phấn chấn nói.

Ở ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán (Đầm Dơi) không chỉ riêng hai Tới là người nuôi thành công TCT mà còn rất nhiều người dân khác cũng thành công từ mô hình kinh tế này. Đơn cử như hộ ông Quách Văn Xìa - người được dân địa phương gọi vui bằng cái tên “Tỷ phú tôm chân trắng”.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Xìa cho biết: "Được Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau tổ chức cho đi tham quan các mô hình nuôi tôm TCT ở tỉnh Bình Thuận. Trở về tui cải tạo hơn 1,5ha đất thành 5 ao nuôi tôm TCT theo hình thức ao nổi lót bạt. Trong lần thu đầu tiên gia đình tui mừng hết biết vì trừ chi phí còn lãi hàng trăm triệu đồng. Giờ thì an tâm rồi vì làm qua nhiều năm, kỹ thuật và kinh nghiệm đều có, vả lại  bà con ở đây ai cũng mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm TCT nên dễ dàng trao đổi học hỏi kinh nghiệm".

Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau: "Con TCT đang dần thay thế con tôm sú ở những vùng nuôi sú kém hiệu quả trong tỉnh. Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân ở những vùng nuôi công nghiệp bị dịch bệnh nên thả nuôi tôm TCT".

Theo nông dân Hai Tới và nhiều bà con ở ấp Nhị Nguyệt thì nghề nuôi tôm TCT rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Một năm có thể nuôi 3 vụ, thời gian nuôi ngắn khoảng 85-90 ngày là cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 100 con/1kg. Đặc biệt là giá cả tôm TCT ít rớt lắm.

Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khẳng định: Sau gần 4 năm kể từ khi ngành thủy sản Cà Mau thực nghiệm mô hình nuôi tôm TCT đến nay hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân nói chung và của ngành thủy sản tỉnh nhà nói riêng rất cao. Tôm TCT hoàn toàn có thể phát triển trên những vùng đất nuôi tôm sú kém hiệu quả. Nếu như các loại bệnh như bệnh gan, tụy thường xuất hiện trên tôm sú thì đối với TCT các loại bệnh này ít xảy ra. Điều quan trọng là mô hình nuôi tôm TCT ít tác động đến môi trường do không sử dụng nhiều thuốc để xử lý ao đầm. Chi phí thức ăn cũng giảm vì TCT tiêu tốn thức ăn chỉ nơn nửa so với tôm sú.

 Được biết, năm 2009 diện tích nuôi tôm TCT của tỉnh Cà Mau chỉ đạt gần 32ha, nhưng đến thời điểm hiện tại con số này lên đến trên 360ha, huyện Đầm Dơi là địa phương có nhiều diện tích nuôi nhất tỉnh, chiếm khoảng 70%. Với giá khoảng 85-95 ngàn đồng/kg tôm TCT như hiện nay, nhiều bà con nông dân đang phấn khởi trước một vụ mùa bội thu.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm