| Hotline: 0983.970.780

“Thảm cảnh” lò mổ tập trung Hà Nội

Thứ Năm 09/02/2012 , 09:22 (GMT+7)

Trong lúc vấn đề vệ sinh ATTP ở Hà Nội, đặc biệt là hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) đang hết sức bát nháo, thì nghịch lí là những khu giết mổ tập trung (GMTT) được đầu tư nhiều chục tỉ đồng ở thành phố này lại đang rơi vào tình trạng “ngắc ngoải”, sống dở chết dở.

Trong lúc vấn đề vệ sinh ATTP ở Hà Nội, đặc biệt là hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) đang hết sức bát nháo, thì nghịch lí là những khu giết mổ tập trung (GMTT) được đầu tư nhiều chục tỉ đồng ở thành phố này lại đang rơi vào tình trạng “ngắc ngoải”, sống dở chết dở. 

 
Chưa biết bao giờ việc quản lý giết mổ ở Hà Nội mới đi vào nề nếp

Nhằm quản lí tình trạng mất vệ sinh ATTP và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động giết mổ GSGC tại các lò mổ thủ công gây ra, hai năm về trước, TP. Hà Nội tỏ ra rất hăng hái khi đưa ra một quy hoạch hoành tráng, với 7 dự án xây dựng các cơ sở GMTT, quy mô công nghiệp hiện đại như: NM giết mổ GSGC và chế biến thực phẩm tại cụm công nghiệp Hà Bình Phương (huyện Thường Tín); dự án tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm; dự án giết mổ trâu, bò tại xã Tri Thủy và Quang Lãng (huyện Phú Xuyên)…  

Vào thời điểm đó, TP. Hà Nội hứa sẽ có nhiều chính sách “trải thảm đỏ” cho DN nào mạnh dạn đầu tư xây dựng khu GMTT như: giảm 50% đơn giá thuê đất tính theo thời giá hiện tại; hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất ưu đãi (0,36%/năm) trong vòng 10 – 15 năm, và có thể vay tới 70% tổng giá trị đầu tư… Trước viễn cảnh đó, một trong những DN hăng hái tiên phong nhảy vào xây dựng khu GMTT là Cty TNHH Minh Hiền (Cty Minh Hiền). Đầu năm 2009, Cty này đã hoàn thành việc xây dựng NM GMTT quy mô lớn tại xã tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai.  

Cty cũng không tiếc tiền NK một dây chuyền giết mổ GSGC liên hoàn tự động (từ việc gây tê, chọc tiết, rửa, cạo lông…), kèm hệ thống kho lạnh, kho cấp đông công suất 700 tấn rất hiện đại. Tổng trị giá của dây chuyền lên tới gần 10 tỉ đồng, với công suất 1.000 con lợn và 25 nghìn con gia cầm/ca. Nếu dây chuyền hoạt động hết công suất 3 ca/ngày thì số lượng có thể lên tới 2 – 3 nghìn con lợn và trên 70 nghìn con gia cầm.  

Tới năm 2010, nhằm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, TP. Hà Nội đã có quyết định đóng của lò mổ Thịnh Liệt và giao cho Cty TNHH Minh Hiền tiếp nhận gần 30 hộ dân làm nghề giết mổ GSGC tại lò mổ này vào hoạt động tập trung tại lò mổ của Cty TNHH Minh Hiền. Thực hiện kế hoạch này, Cty TNHH Minh Hiền đã tiếp tục đầu tư xây dựng thêm khu giết mổ gia súc bán tự động, với công suất giết mổ lên tới 300 – 400 tấn thịt/ca…

Thế nhưng câu chuyện éo le cũng bắt đầu từ đây. Sau ngày lệnh cấm lò mổ Thịnh Liệt hoạt động có hiệu lực (từ 1/12/2010), trong tổng số 26 hộ giết mổ GSGC tại lò mổ Thịnh Liệt theo diện buộc phải đóng cửa, thì chỉ có khoảng hơn một nửa số hộ là chấp nhận dời lên huyện Thanh Oai vào giết mổ tập trung tại Cty Minh Hiền. Khoảng 4 – 5 tháng đầu tiên, do những hộ vào khu GMTT được TP. Hà Nội hỗ trợ 10 triệu đồng/tháng nên khu GMTT này còn hoạt động đông đúc, thế nhưng chỉ được chừng nửa năm, thì gần một nửa số hộ đồng loạt rút khỏi khu GMTT tại Cty Minh Hiền.  

Và cho tới thời điểm này, chỉ còn lại vẻn vẹn 7 hộ là còn bám trụ lại, với công suất giết mổ chỉ khoảng 100 - 150 tấn/ngày. Những hộ giết mổ sau khi rời khỏi Cty Minh Hiền, họ chuyển tới đâu để giết mổ thì… có trời mới biết. Còn về dây chuyền giết mổ lợn tự động, thì từ năm 2009 đến nay, vẫn nằm đắp chiếu tại Cty Minh Hiền mà chưa một lần hoạt động do không có khách hàng. Đối với dây chuyền giết mổ gia cầm, do không có khách hàng vào đăng ký hoạt động nên gần đây Cty đã phải chuyển sang giết mổ gia công và cho Cty Chăn nuôi C.P Việt Nam thuê.

Chúng tôi tới Cty Minh Hiền đúng vào ca mổ lợn buổi trưa, cả hệ thống lò giết mổ bán tự động rộng thênh thang bỏ hoang phế, chỉ vẻn vẹn một góc nhỏ có lèo tèo gần chục con lợn được mang ra mổ. Phía trong khu giết mổ kín, một dây chuyền giết mổ lợn tự động gồm hệ thống gây mê, buồng rửa, buồng cạo lông… đã lắp ráp sẵn nhưng nằm chỏng chơ, chăng đầy váng nhện.

Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền kể buồn: “Trước lúc triển khai dự án xây dựng khu GMTT, TP. Hà Nội hứa sẽ hỗ trợ vốn vay với lãi suất chỉ có 0,36%/năm trong vòng 10 – 15 năm. Thế nhưng cho tới thời điểm này, đã gần 3 năm thực chất chúng tôi chưa nhận được một đồng cắc nào vốn hỗ trợ, và vẫn phải đi vay ngân hàng với lãi suất trên 2%/năm. Nguyên nhân thì vô kể, nhưng tóm lại thì phải trình đủ loại hồ sơ. Sở Công thương, Sở KH-ĐT, Sở NN-PTNT, Sở Xây dựng…, mỗi sở “om” một bộ hồ sơ".

 

 
Dây chuyền giết mổ lợn và gia cầm tự động của Cty TNHH Minh Hiền 
nằm "đắp chiếu" suốt 2 năm nay

Bà Hiền cho biết: "Ngay cả dự án xây dựng khu xử lí chất thải hiện đại cho hệ thống lò mổ, kế hoạch cuối năm 2012 này hoàn thành nhưng tới nay vẫn chưa phê duyệt xong dự án nên chưa biết bao giờ mới xong. Vì vậy hệ thống xử lí chất thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn”.  

Giải thích về nguyên nhân của tình trạng hoang phế và phải “đắp chiếu” các dây chuyền giết mổ hàng chục tỉ đồng, bà Hiền cho biết khi triển khai dự án, Cty kỳ vọng cùng với chính sách triển khai đồng loạt các dự án GMTT, thì các lò mổ tư nhân nhỏ lẻ cũng sẽ bị quản lí chặt và dẹp bỏ. Lúc đó, những lò mổ tập trung, có dây chuyền hiện đại sẽ là nơi “đón lõng” để tiếp nhận và giết mổ gia công cho các lò mổ thủ công nhỏ lẻ vào hoạt động.  

Tại cửa ngõ phía bắc Hà Nội, dây chuyền lò mổ tự động của Cty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm (Foodex), đóng tại huyện thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng) hiện cũng đang trong cảnh “sống dở, chết dở”. Cả dây chuyền công suất giết mổ hơn 1.000 đầu gia súc/ngày hiện gần như nằm “đắp chiếu” do không thể cạnh tranh được với các lò mổ tư nhân nhỏ lẻ.

Thế nhưng ý định đó đã nhầm, bởi tới nay hoạt động giết mổ gần như vẫn được thả lỏng bung bét. Ngay như khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân… rất gần với Cty Minh Hiền cũng nhan nhản các lò mổ nhỏ lẻ, chẳng theo tiêu chuẩn nào nhưng vẫn hoạt động bình thường, chẳng ai ngăn cấm. Đơn cử như khu vực chợ Phùng Khoang (quận Thanh Xuân) tới nay vẫn tồn tại 5 – 6 lò mổ thủ công, gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhân dân bức xúc khiếu kiện nhưng rồi đâu lại vào đấy…  

Cũng theo bà Hiền, GSGC giết mổ bằng dây chuyền hiện đại, đảm bảo vệ sinh tại khu GMTT thì rõ ràng chi phí giết mổ phải cao hơn lò thủ công là không phải bàn cãi. Thế nên những chủ lò thủ công chẳng dại gì phải vào khu GMTT để phải giảm lợi nhuận, khi mà việc quản lí hoạt động giết mổ vẫn được thả lỏng, ai thích mổ ở đâu thì mổ.

“Phải có quy định, quy chuẩn gì đó về điều kiện giết mổ chứ! Thành phố cho xây khu GMTT, thì đồng thời phải quản và dẹp được lò mổ “chui”, lò mổ thủ công không đạt tiêu chuẩn. Lò nào không đạt tiêu chuẩn thì xử phạt, cấm hoạt động, hoặc buộc phải vào khu GMTT. Chứ họ mổ thủ công, mổ chui mà chẳng bị ai cấm, chẳng bị ai phạt thì tội gì phải vào khu GMTT làm gì? Chúng tôi phải đóng cửa là phải” -  

Câu chuyện tréo ngoe này đang phần nào phản ánh sự ì ạch, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong những chính sách của TP.Hà Nội nhằm ra tay “dẹp loạn” vấn đề ATVSTP.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm