| Hotline: 0983.970.780

Tách nhập các cơ quan nông lâm nghiệp: Hà Tĩnh áp dụng kiểu riêng

Thứ Hai 27/02/2012 , 11:09 (GMT+7)

Dư luận ở Hà Tĩnh cho rằng, việc chia tách, sáp nhập ngành NN-PTNT phải cân nhắc cho thật khách quan, hợp lý, đúng pháp luật để sao cho có hiệu quả...

Cuộc họp ngày 24/2/2012
Báo NNVN số 40, ngày 24/2, đăng bài: “Tách nhập các cơ quan nông lâm nghiệp Hà Tĩnh – Sự thật như đùa!”. Sau khi báo phát hành đã được dư luận trong và ngoài tỉnh, đặc biệt ngành NN-PTNT Hà Tĩnh thực sự quan tâm, bởi vấn đề tách nhập các cơ quan hành chính trong ngành nông nghiệp còn có nhiều vấn đề bàn cãi.

>> Tách nhập các cơ quan nông lâm nghiệp Hà Tĩnh: Sự thật như đùa

Tại cuộc họp UBND tỉnh Hà Tĩnh sáng ngày 24/2/2012, Sở NN-PTNT báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 26 HĐND tỉnh về kiện toàn, sắp xếp bộ máy các đơn vị thuộc Sở. Theo báo cáo, các đơn vị thuộc Sở NN-PTNT thuộc diện được tổ chức lại như sau: sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp với Chi cục Kiểm lâm; sáp nhập phòng Trồng trọt với Chi cục BVTV; phòng Chăn nuôi với Chi cục Thú y; thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản sau khi sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp với Chi cục Kiểm lâm… Giải thể các trung tâm giống chăn nuôi, giống thủy sản; phân cấp trạm BVTV và trạm thú y giao cấp huyện quản lý; sắp xếp 7 BQL RPH thành 5 Ban; sáp nhập trường Trung học kỹ thuật NN-PTNT vào thành một khoa của trường Đại học Hà Tĩnh…

Để thực hiện được đề án trên, cũng trong cuộc họp này, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cần có văn bản xin ý kiến Bộ NN-PTNT cho Hà Tĩnh thực hiện mô hình thí điểm về tổ chức hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp ở địa phương. Bởi Tổng cục Lâm nghiệp đã có Văn bản số 157/TCLN-VP ngày 21/2/2012 đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh đánh giá hiện trạng và đề xuất kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp từ tỉnh đến huyện, xã…

Sau khi báo cáo của Sở NN-PTNT thông qua, một số ý kiến cho rằng, đề án sáp nhập trình HĐND tỉnh của Sở NN-PTNT đã đưa vào Nghị quyết HĐND tỉnh từ 2011 nhưng sang đầu năm 2012, trong lúc chưa triển khai thực hiện Nghị quyết thì Thủ tướng Chính phủ ban hành một số Quyết định, Chỉ thị, văn bản như: Quyết định số 57/QĐ-TTg, ngày 9/1/2012 phê duyệt kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 17/1/2012 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Quyết định 07/QĐ-TTg, ngày 8/2/2012 về một số chính sách tăng cường công tác QL-BVR; Văn bản số 44/TTg-ĐMDN, ngày 10/1/2012 về phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Với những Quyết định, Chị thị, văn bản mới của Thủ tướng Chính phủ, đối chiếu thì nhiều điểm trong đề án sáp nhập trên của tỉnh Hà Tĩnh thấy không phù hợp.

Theo ông Nguyễn Đức Hảo, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh: “Biết rằng văn bản hướng dẫn của Trung ương như thế nhưng chúng ta phải áp dụng thực hiện theo tình hình thực tế của địa phương. Vì thế, Nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành là phải thực hiện và phải thực hiện nhanh, không cần thiết phải bàn cãi nhiều”. Còn nhiều và rất nhiều ý kiến góp ý xây dựng để đề án sáp nhập có hiệu quả thiết thực, vì thế việc đặt tên gọi cho các tổ chức sau khi sáp nhập phải được thường trực UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Kết thúc hội nghị, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc sáp nhập, tinh giản bộ máy hành chính gọn nhẹ là dứt khoát phải làm, phải làm một cách nghiêm túc. Vì thế, giao Sở NN-PTNT phối hợp với các sở ngành trong tỉnh để sớm hoàn tất mọi phương án đề ra sao cho có hiệu quả, hợp với xu thế phát triển chung và đặc thù riêng của tỉnh. Ông Cự cũng nhấn mạnh, hai Cty TNHH MTV LN và DV Hương Sơn và Cty TNHH MTV LN và DV Chúc A tiến hành làm thủ tục để bàn giao rừng phòng hộ dứt điểm sang cho đơn vị phòng hộ đảm nhận…

Dư luận ở Hà Tĩnh cho rằng, việc chia tách, sáp nhập ngành NN-PTNT phải cân nhắc cho thật khách quan, hợp lý, đúng pháp luật để sao cho có hiệu quả. Nhất là việc sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục Kiểm lâm phải thực hiện đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu không để lặp lại tình trạng thiếu điện cục bộ như năm 2023

Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đảm bảo dự án được đấu điện trước 30/6.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…

Bình luận mới nhất