| Hotline: 0983.970.780

Cty CP Thủy sản Bình An: Gỡ rối nợ nần ra sao?

Thứ Tư 14/03/2012 , 09:40 (GMT+7)

Trong cơn nguy khốn nợ nần bủa vây, liệu Bianfishco sẽ đủ sức vượt qua?

Một tuần sau buổi họp báo (7/3/2012) tại KS Golf - Cần Thơ của lãnh đạo Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) về những khoản nợ, dư luận bên ngoài vẫn chưa hết bàn tán. Tuy nhiên, bỏ qua những điều tiếng, có một số ý kiến tỏ ra cảm thông DN trong thời khắc khó khăn sóng gió. Bởi suy cho cùng chuyện làm ăn kinh doanh thành bại, phá sản trong kinh tế thị trường là bình thường. Thế nhưng trong cơn nguy khốn nợ nần bủa vây, liệu Bianfishco sẽ đủ sức vượt qua?

>> Vụ Cty CP Thủy sản Bình An nợ nông dân: Sẽ bán cổ phần, thế chấp nhà máy để trả nợ!
>> Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ Bianfishco nợ tiền nông dân

Suốt tuần qua là thời gian công nhân nhà máy Bianfishco được lãnh đạo công ty cho tạm nghỉ. Cổng nhà máy lặng lẽ, ngôi nhà bề thế đứng im lìm và chỉ vài người có phận sự ra vào. Trong khi đó, cách nhà máy hơn 10km, tại trung tâm thành phố, căn biệt thự 248 đường 30/4 của bà Diệu Hiền (Phạm Thị Diệu Hiền) mỗi ngày cổng vẫn mở toang, thỉnh thoảng vài chiếc ô tô tới lui, ra vào.

Văn phòng nhà máy Bianfishco

Diễn biến mới nhất, vào chiều ngày 12/3, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTUMTTQVN) cử đoàn công tác, do ông Võ Văn Thiện, Trưởng ban công tác phía Nam về Cần Thơ tìm hiểu về tình hình Bianfishco. Sau khi đoàn làm việc với các cơ quan UBMTTQVN TP. Cần Thơ, Thường trực Thành ủy Cần Thơ, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an TP. Cần Thơ), đoàn có buổi tiếp xúc với lãnh đạo Bianfishco.

Tiếp đoàn, ông Trần Văn Trí là người được bà Diệu Hiền – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc ủy quyền làm Tổng giám đốc Bianfishco trong những ngày qua, cho biết: Đến ngày 12/3/2012 tổng số tiền nợ của 45 hộ dân bán cá giảm xuống còn 261 tỉ đồng, giảm 3 tỉ đồng so với 5 ngày trước. Công ty cũng vừa trả lương tháng 2/2012 cho khoảng 1.200 công nhân số tiền trên 3 tỉ đồng và tạm thời cho một số công nhân nghỉ việc. Về phương án giải quyết nợ tiền cá của nông dân, Bianfishco sẽ bán nhà máy và một số tài sản của công ty để trả trong tháng 3/2012. Vào ngày 15/3/2012 công ty sẽ làm việc với các ngân hàng về các khoản nợ và đề xuất hướng tái cơ cấu DN. Bên cạnh đó công ty sẽ đôn đốc các đối tác còn nợ DN để có thêm tiền trả cho dân.

Ông Trí khẳng định rằng DN không phá sản, đủ sức trả nợ và có phương án trả nợ nông dân, ngân hàng. Đối tác mua nhà máy Bình An là Tập đoàn đầu tư tài chính nước ngoài. Trong thời gian qua, tiền lãi vay của các ngân hàng công ty trả đủ, thuế không thiếu. Tổng tài sản đã được kiểm toán xác nhận là hơn 2.700 tỉ đồng và nợ vẫn trong vòng kiểm soát.

Sau đó, Đoàn công tác UBTUMTTQVN làm việc với một số nông dân còn đang bị DN nợ tiền cá. Các ông Lê Văn Chiến, Nguyễn Quang Tuyến, Thái Bá Thi… nói là nông dân bán cá làm ăn với nhà máy nên đều mong muốn ông Trí giữ đúng lời hứa trả nợ trong tháng 3/2012 như đã công bố tại cuộc họp báo ngày 7/3. Hơn nữa mong DN sớm ổn định, tồn tại, phát triển. Bởi, DN có tồn tại phát triển nông dân sẽ tiếp tục làm ăn và cùng phát triển. 

Ông Trần Văn Trí tiếp đoàn UBTƯMTTQVN

Cũng vào chiều ngày 12/3, Tổ kiểm tra tình hình nợ tại Bianfishco do Ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp (KCX-KCN) Cần Thơ – Tổ công tác này vừa được UBND TP. Cần Thơ lập ra và phân công trực tiếp làm việc với lãnh đạo Bianfishco vào ngày 10/3 vừa qua, xác nhận: Trong động thái mới nhất là Bianfishco vừa chi giải quyết nợ lương cho công nhân. Nhưng nhà máy tiếp tục giản ca đến hết tháng 3/2012 để tu sửa máy móc. Tổ kiểm tra tình hình nợ tại Bianfishco đã bước đầu làm việc với ông Trần Văn Trí về tình hình nợ của công ty, lương và các khoản BHXH, BHYT còn nợ công nhân; xem xét báo cáo tình hình tài chính, phân tích, đánh giá đúng thực chất và đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn theo hướng giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự.

Một cán bộ trong tổ kiểm tra tình hình nợ của Bianfishco cho biết: Về phía công ty có đề nghị các cơ quan thành phố giúp tạo điều kiện trao đổi thương thảo dàn xếp với những hộ dân bán cá có số nợ lớn. Hiện thời số hộ nông dân này đã tạm đồng ý. Theo nhận xét ban đầu là công ty này hoạt động trong phạm vi khá lớn với nhiều hoạt động kinh doanh như kinh doanh bất động sản ở những khu đất ở Hưng Phú, quận Cái Răng (Cần Thơ); khu Trường An (Sóc Trăng) và chủ một vài dự án ở TP HCM. Ông Trí cũng tiết lộ giải pháp bán một số tài sản hoặc cấn trừ nợ như xe Roll Royce, hai khu nuôi cá tra ở Vĩnh Long, An Giang và đương thương thảo bán nhà máy. Nếu bán được sẽ trả dứt điểm số nợ Ngân hàng ACB và ngân hàng này cũng đồng ý khi nhận được số tiền nợ sẽ trả lại giấy hồng (quyền sử dụng nhà đất) cho đối tác mua nhà máy Bianfishco.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm