| Hotline: 0983.970.780

Bạn sốt sắng, ta... ngồi nhìn

Thứ Tư 08/08/2012 , 10:53 (GMT+7)

Các cơ quan chức năng tỉnh Xiêng Khoảng khẳng định họ hết sức tích cực trong việc ngăn chặn nạn vận chuyển trâu bò lậu sang Việt Nam, và “đổ lỗi” cho Việt Nam không tích cực, làm cho tình hình nhập lậu ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam tại cửa khẩu lại nói khó, không thể ngăn chặn được.

Các cơ quan chức năng tỉnh Xiêng Khoảng khẳng định họ hết sức tích cực trong việc ngăn chặn nạn vận chuyển trâu bò lậu sang Việt Nam, và “đổ lỗi” cho Việt Nam không tích cực, làm cho tình hình nhập lậu ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam tại cửa khẩu lại nói khó, không thể ngăn chặn được.

>> Mua bán lậu xuyên quốc gia 

Bộ NN-PTNT đã nhiều lần làm việc và kiến nghị với phía Lào kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam để ngăn chặn trâu bò lậu qua các cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An – Xiêng Khoảng), Cầu Treo (Hà Tĩnh – Polykhamxay)… Đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng Việt Nam tăng cường kiểm soát, ngăn chặn nạn nhập lậu.

Và một trong những biện pháp là phải đưa trâu bò từ Lào vào Việt Nam theo con đường chính ngạch được kiểm soát dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu về thịt cho Việt Nam và giải quyết đầu ra cho cho đàn gia súc rất lớn của nước Lào anh em. Nhưng đến thời điểm này, tất cả những cố gắng đó vẫn dừng lại ở việc… ngồi nhìn trâu bò đi lậu.


Trâu bò ra khỏi đường mòn phía VN, tập kết tại bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn

Lào: Không ngăn chặn thì nó cứ vào

Tại bản Đin Đăm phía Lào, tỉnh Xiêng Khoảng đã thành lập Trạm kiểm soát trâu bò Đin Đăm. Thành phần của trạm này gồm cán bộ thú y và công an biên phòng. Thời gian hoạt động 24/24. Trạm trưởng Trạm kiểm soát Pun Mi thừa nhận: Sau hơn 1 năm thành lập trạm này, chúng tôi mới chỉ kiểm tra được lâm sàng, giấy kiểm dịch và giấy chứng nhận của các bản có trâu bò bán, thu được một khoản phí nhất định để duy trì hoạt động của trạm và đưa việc buôn bán trâu bò tại bản Đin Đăm vào quy củ (trước đây, khi trâu bò về đến Đin Đăm, người Việt, người Lào tranh nhau mua) chứ chưa thể chặn trâu bò đi lậu sang Việt Nam. Đối với những trường hợp không về trạm, xuống trâu bò để kiểm tra lâm sàng và nộp phí thì chúng tôi sẽ bắt và phạt nặng.  

“Về lý thì mọi giấy tờ mua bán, vận chuyển phía Lào đều rất chuẩn. Chúng tôi luôn kiểm tra rất kỹ. Khi trâu bò về đến Đin Đăm thì vẫn ở trên đất Lào. Nhưng chớp mắt cái là trâu bò đã sang phía Việt Nam và bên Việt Nam đã hợp thức nó thành trâu bò Việt Nam ngay khi nó còn trên đất Lào rồi, như thế thì chúng tôi chịu. Nếu nhập khẩu qua chính ngạch thì nhà nước Việt Nam thu được thuế, kiểm soát được dịch bệnh, nhưng chi phí lại cao, nên các ông chủ trâu không chịu đi. Hiện nay trâu bò dắt qua biên giới, các chủ trâu bò chỉ cần mất một khoản tiền nhỏ lót tay cho các cơ quan cửa khẩu… là xong. Cơ quan có trách nhiệm mà cầm tiền đút túi thế này thì họ cứ đi lậu thôi. Việt Nam là người quyết định cho vào hay không mà cứ cho đi lậu thì nó cứ vào thôi”. Pun Mi nói.

Làm việc với ông Văn Đi – Giám đốc Chăn nuôi thú y, Sở Nông lâm Xiêng Khoảng, người đứng đầu ngành chăn nuôi thú y Xiêng Khoảng thẳng thắn: "Lập trạm kiểm soát ở Đin Đăm trước hết là ngăn chặn việc nhập lậu và mở đường cho việc xuất trâu bò chính ngạch về Việt Nam (tỉnh Xiêng Khoảng đã giao cho Cty Liên doanh PTNN Hồng Hà – Xiêng Khoảng) là thực hiện cam kết giữa nhà nước Việt Nam và Lào. Điều này có lợi cho Việt Nam, và Lào cũng thúc đẩy được phát triển đàn gia súc. Thời gian qua chúng tôi đã rất cố gắng, nhưng như anh thấy, nó còn hạn chế".

“Về hạn chế này chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng. Có thể chúng tôi sẽ kiến nghị lập chốt kiểm soát ngay gần đường biên giới. Chúng tôi khẳng định là lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng, Bộ Nông lâm Lào và cả đồng chí Phó Thủ tướng Lào rất quan tâm chỉ đạo làm điểm ở cửa khẩu Nậm Cắn, để trâu bò Lào vào Việt Nam không còn mang tiếng là trâu bò lậu, không được kiểm dịch, mang theo dịch bệnh tới đàn gia súc của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cũng nói thẳng là nếu các cơ quan chức năng của Việt Nam không cùng Lào ngăn chặn trâu bò lậu, cứ cho trâu bò lậu vào nước mình như hiện nay thì một mình chúng tôi không bao giờ ngăn chặn được", ông Văn Đi giãi bày.

"Chúng tôi đã có các buổi làm việc cụ thể với Cục Thú y Việt Nam, Biên phòng và Hải quan Việt Nam, và hai bên đã thống nhất với nhau về các giải pháp thực hiện, nhưng thời gian qua, hình như chỉ có phía Lào làm, phía Việt Nam là người nhập, người cần phải kiểm soát thì gần như là họ không làm. Tới đây tôi sẽ đề nghị phía Lào và phía Việt Nam ngồi lại với nhau, cam kết với nhau một lần nữa, phía nào không làm thì phía đó phải chịu trách nhiệm, chứ đừng đổ lỗi trâu bò của Việt Nam dịch bệnh là do chúng tôi” – ông Văn Đi quả quyết bằng tiếng Việt.    

Việt Nam: Chỉ biết… nhìn

Con đường độc đạo để người dân dắt trâu bò lậu phía Lào dài chừng 2km, còn phía Việt Nam, từ đường biên giới ăn ra đường 7, ngay cánh gà bên phải của cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn chỉ chừng 800m. Ngồi tại cửa khẩu Nậm Cắn cũng có thể nhìn thấy những con trâu bò lậu được dắt từ con đường mòn này ra đường 7. Việc dắt trâu bò từ đường biên ra đường 7 được thực hiện bởi người dân bản Tiền Tiêu và bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).

Trung bình mỗi con trâu bò được người dân dắt trót lọt về điểm tập kết, ông chủ trâu bò người Việt sẽ chi trả từ 20.000-50.000 đồng. Hàng ngày, cửa đường mòn bắt đầu từ bản Đin Đăm phía Lào nhận vào bao nhiêu con trâu bò thì sau 1 tiếng đồng hồ cửa ra đường mòn phía Việt ngay cửa khẩu Nậm Cắn nhả ra ngần ấy con. Từ sáng tinh mơ mỗi ngày, hàng chục chiếc xe tải biển 37, 36, 29, 34… tập kết ở khu vực này để đưa trâu bò về xuôi.

Để trâu bò dắt từ Lào về đến chỗ tập kết lên xe trót lọt, chúng tôi cũng phải chi phí cho người này người kia, mỗi người một ít, chứ làm sao mà tự dưng đi được – chủ trâu bò tên Viện khẳng định.

Theo điều tra của PV, việc vận chuyển lậu qua biên giới được thực hiện hết sức bài bản. Trước khi trâu bò từ Lào sang Việt thì nó đã mang 2 quốc tịch rồi.

Vậy nhưng, biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn, một trong những đơn vị có chức năng ngăn chặn trâu bò nhập lậu lại cho rằng việc ngăn chặn bò lậu là hết sức khó khăn. Lý do được đưa ra, nào là người dân dắt trâu bò qua khe chớp mắt là trâu bò Lào đã vào Việt rồi nên không thể theo họ suốt được; khi bắt được thì người dắt trâu bò nói đấy là trâu bò của họ, có giấy tờ chứng nhận của bản và xã hẳn hoi; các cơ quan có trách nhiệm khác không làm quyết liệt thì một mình biên phòng cũng không thể làm…

“Bảo chúng tôi không biết việc nhập lậu diễn ra hàng ngày thì không phải, thậm chí chúng tôi biết rõ. Nhưng việc ngăn chặn phải được thực hiện đồng bộ giữa địa phương, thú y và các cơ quan có trách nhiệm khác. Ví dụ trâu bò lậu trên đường về xuôi mà không có giấy tờ kiểm dịch thì phải xử lý nghiêm” – một cán bộ Biên phòng cửa khẩu nói.

Trong khi đó, Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn cũng đưa ra những khó khăn tương tự. Và cho rằng, để ngăn chặn trâu bò nhập lậu hiện nay cần phải tạo điều kiện tối đa để thực hiện nhập khẩu chính ngạch. Đồng thời phải có các biện pháp đồng bộ của các cơ quan chức năng. Việc nhập lậu đã tồn tại từ nhiều năm nay nên xử lý không thể chỉ có các đơn vị chức năng ở cửa khẩu là làm được.

Bộ NN-PTNT cũng đã lập ra một Trạm kiểm dịch động vật ở cửa khẩu Nậm Cắn, thuộc Trung tâm Thú y vùng 3 . Tuy nhiên, sau mấy năm được thành lập, Trạm này chỉ kiểm dịch được duy nhất 1 xe trâu bò với 32 con. Việc nhập lậu trâu bò bên cánh gà của cửa khẩu Nậm Cắn, gần đối diện Trạm kiểm dịch, nhưng cán bộ kiểm dịch, cũng như biên phòng và hải quan, chỉ biết… ngồi nhìn. (Còn nữa)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm