| Hotline: 0983.970.780

Hà Vỹ sạch bóng gà thải lậu

Thứ Năm 09/08/2012 , 10:42 (GMT+7)

Bờ đê sông Hồng nối con đường gà lậu vào chợ không còn thấy ánh đèn loang loáng, không còn nghe âm thanh pành pạch của “tập đoàn bọ xít” (xe ba bánh tự chế). Đội chim lợn lố nhố trên triền đê, cảnh giới từng bóng người lạ, xe lạ lai vãng cũng mất tích tự lúc nào không ai rõ.

Ngày 31/7, Thủ tướng ra công điện yêu cầu các Bộ: Công thương, Quốc phòng, Tài chính, Công an, NN-PTNT khẩn trương phối hợp với chính quyền các tỉnh biên giới ngăn chặn nạn vận chuyển gia cầm lậu…

Màn đêm nhạt dần, trời đổ mưa mỗi lúc một mau. Bờ đê sông Hồng nối con đường gà lậu vào chợ không còn thấy ánh đèn loang loáng, không còn nghe âm thanh pành pạch của “tập đoàn bọ xít” (xe ba bánh tự chế). Đội chim lợn lố nhố trên triền đê, cảnh giới từng bóng người lạ, xe lạ lai vãng cũng mất tích tự lúc nào không ai rõ. Các chuyến phà từ huyện Khoái Châu, Hưng Yên vượt sông Hồng sang không còn cảnh trên bến, dưới gà.


Các ki ốt chuyên gà lậu đã tạm đóng cửa

Chợ Hà Vỹ (Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) theo ghi nhận của PV NNVN từ 4h30 sáng đến 12h ngày 8/8 không một xe gà loại thải nào vào, không một bóng dáng gà lậu bày bán. Một nguồn tin riêng của tôi ở địa bàn thông báo hiện đang đóng biên, hàng không về. Trước mỗi tối khoảng 9-10 xe ô tô qua lại rầm rập, bốc xếp hàng có khi ngay trong sân chợ cả đêm lẫn chiều. Tiền “làm luật” lót đường từ biên giới về đến Hà Nội đóng vài chục triệu, riêng từ đê về đến chợ khoảng cách chưa đầy 1 km, tiền nộp cho 1 xe 1,5 tấn đỗ ngay sân chợ để xuống gà là 3 triệu đồng.

Loại gà sáng khỏe chiều gật gù này dân Hà Vỹ không hề xa lạ. Mỗi xe ô tô chở hàng từ biên giới Quảng Ninh hay Lạng Sơn về thường có 3 người, 2 lái để thay đổi và một người cân, ghi chép sổ. Cứ dỡ xong hàng là họ kéo vào các hàng quán ăn sáng gần cổng chợ đông kìn kìn. Phở toàn gọi tô 50.000đ chứ không chịu ăn loại 20.000đ. Bia giật bôm bốp, bò xào kêu các đĩa tú hụ, ra về móc túi thanh toán cả triệu đồng không một giây ngập ngừng. Cảnh ấy dăm hôm nay không còn khiến anh chủ quán phở Nam Định ở đầu làng ngậm ngùi tiếc.


Rảnh rỗi, chủ hàng xúm lại chơi bài

Anh Nguyễn Lê Ngà - cán bộ thú y phụ trách chốt liên ngành đóng ngay tại chợ bảo với tôi rằng: “Ngay sau công điện của Thủ tướng thì gà loại thải TQ về chợ thoi thóp được vài ngày do có hàng lưu, giờ đã dừng hẳn. Mấy ngày nay Hà Vỹ đã sạch bóng loại gà này”. Hà Vỹ là chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc, là địa điểm tập kết chính gà loại thải TQ, tuy nhiên nhiều tỉnh khác lượng hàng về cộng gộp tính ra còn nhiều hơn.

Theo lời một đầu mối đáng tin cậy, có một đường dây chở gà loại về Thái Bình tiêu thụ với số lượng lớn. Khi Hà Vỹ khan hàng đường dây này sẵn sàng chi viện, tiếp tế, mà đã sang là có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc gà từ quê hương “chị Hai năm tấn” rất đàng hoàng và không thể vặn vẹo. Quan sát của tôi, 15 ki ốt chuyên bán gà Tàu trong chợ giờ phần đa tạm đóng cửa im ỉm, chỉ một số chủ kịp xoay xở nhảy sang kinh doanh gà loại của Việt Nam. Gà thải nội có hai loại, loại nuôi trên chuồng sạp lông cũng xác xơ gần bằng gà thải Trung Quốc, loại nuôi dưới đất lông mượt mà, đẹp hơn. Vắng hàng, chủ người ngáp vặt, ngủ gật, kẻ túm năm, tụm ba lại chơi bài.

“Lúc chúng tôi tổ chức vây bắt, chủ hàng quyết định xé lẻ, san gà từ ô tô xuống xe máy để tẩu tán vào chợ. Gọi điện cho Trưởng Ban quản lý chợ để xin bố trí lực lượng ngăn cản, ông bảo không có nhà. Gọi cho Phó ban hồi lâu mới thấy ông lò dò đến thì mọi thứ đã được tẩu tán xong xuôi từ lâu. Chỉ cần trên mươi phút là đội bốc dỡ chuyên nghiệp của làng đã phi tang giấu vết của cả xe gà vài tấn” (Lời anh Nguyễn Lê Ngà).

Giá gà bỗng chốc tăng vùn vụt. Trước gà loại thải của nội chỉ 50.000đ/kg mà trong chừng mười ngày động biên giá đã nhảy dựng lên 67.000đ/kg. Gà đồi Bắc Giang trước 50.000đ/kg giờ cũng được đà tăng thành 60.000đ/kg. Tính toàn cục, lượng gà đổ về chợ Hà Vỹ giảm khoảng 40%. Cả trăm hoạt động ăn theo gà Tàu ảnh hưởng nặng nề.

Trong làn mưa lây rây, bà Hoàn - một người làng năm nay 78 tuổi, đầu đội cái túi bóng, hông đeo kè kè chiếc túi may bằng vải dứa, dáng còng gập. Bà đi từng xó xỉnh trong chợ, lui cui nhặt từng chiếc lông vịt và từng quả trứng gà đẻ rơi, đẻ vãi. Mỗi cân lông vịt bán được 50.000đ, mỗi quả trứng gà cũng 1.500đ.


Gà lậu không về, các bà hàng vịt cười rất tươi

Bận trước khi gà Tàu về nhiều, mỗi ngày bà có thể nhặt được vài ba chục quả trứng, giờ dù đi mỏi gối, chồn chân, giỏi lắm chỉ bòn được dăm quả. Hà Vỹ có tới mấy phụ nữ luống tuổi chuyên đi nhặt trứng rơi trong chợ như bà Hoàn. Đội ngũ bốc vác siêu tốc của làng cũng lâm cảnh thất nghiệp… Anh Ngà bảo gà thải không về, cán bộ trực chốt nhẹ cả người. Trước, cuối mỗi buổi chiều xác gà Tàu tràn ngập chợ, thối khẳn vì đã xanh bục ruột, ít cũng cả tạ, nhiều có khi dăm ba tạ. Đội thú y phải giám sát quá trình xử lý gà chết như thu gom, tiêu hủy hoặc ngày ngày chứng kiến cảnh người nuôi cá trê phi đến xin xác gà về làm thức ăn.

Gà loại thải TQ đã sạch bóng ở Hà Vỹ nhưng nhiều người dự đoán cảnh "đóng biên" sẽ không được lâu. Sau khi các Bộ, các địa phương liên quan có báo cáo thành công mỹ mãn trong cuộc chiến gà lậu, ôm cặp ra về, mọi thứ có lẽ đâu lại vào đấy nếu không có một kế hoạch chống lâu dài, bài bản.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm