| Hotline: 0983.970.780

Lô 230 kg heroin được dán nhãn nguy hiểm trước khi lên máy bay

Thứ Sáu 29/11/2013 , 09:02 (GMT+7)

Lô hàng 229 kg heroin bị bắt ở Đài Loan khi làm thủ tục kiểm hàng tại Tân Sơn Nhất đã được khai báo là hàng có từ tính, thuộc nhóm hàng nguy hiểm, phải dán DG (dangerous label).

Lô hàng 229 kg heroin bị bắt ở Đài Loan khi làm thủ tục kiểm hàng tại Tân Sơn Nhất đã được khai báo là hàng có từ tính, thuộc nhóm hàng nguy hiểm, phải dán DG (dangerous label).

>> Hành trình chuyến bay chở 230 kg heroin đi Đài Loan

Theo tìm hiểu của PV, có 3 công ty đứng ra lo thủ tục xuất cảnh cho lô hàng gồm 12 chiếc loa chứa 229 kg ma túy. Trong đó, Công ty Lê Hòa Trading & Forwarding đứng tên người gửi, Công ty TNHH logistic Hàng không biển toàn cầu Việt Nam (Air Sea Worldwide) là đơn vị cung cấp dịch vụ và Công ty Korchina Logistics - đại diện của hãng hàng không China Airlines.

17h ngày 13/11, nhân viên của Air Sea Worldwide đã gửi email cho Korchina Logistic đặt chỗ chuyến bay của China Airlines cho lô hàng hơn 400 kg đi Đài Loan vào ngày 16/11. Theo yêu cầu của bên gửi, số hàng sẽ được đựng trong 1 container.

Sáng hôm sau, nhân viên của Korchina đồng ý nhận lô hàng và báo giá. Trong thư trao đổi giữa nhân viên hai công ty này, phía Air Sea Worldwide đã đề nghị "đặt chỗ cho lô hàng có từ tính" và "dán nhãn đặc biệt cho lô hàng này".

Trong tờ khai gửi hàng, lô hàng gồm 12 chiếc loa đã được bên gửi khai báo thuộc nhóm "hàng nguy hiểm", "hàng có từ tính". "Do đây là nhóm hàng dễ gây nhiễu sóng và ảnh hưởng tới hành khách nên buộc phải chuyển từ chuyến bay chở khách sang chuyến bay chở hàng CI5886 với giờ dự kiến khởi hành là 20h5 cùng ngày 16/11", ông Lê Văn Tịnh, đại diện Công ty Korchina Logistics nói.

Cũng theo ông Tịnh, thông thường, nhóm hàng có nhiều từ tính thường được xếp vào nhóm hàng nguy hiểm. Bởi lẽ, loại hàng này nếu để gần khu vực điều khiển máy bay sẽ gây nhiễm đường dây liên lạc giữa phi công với mặt đất. Do vậy, nhóm hàng này thường xếp ở khu vực riêng, nơi ít gây nhiễu sóng nhất.


Nếu được bán ra thị trường, 229 kg ma túy này có thể trị giá 300 triệu USD. Ảnh: ChinaTimes.

Ngày 15/11, trước một ngày máy bay cất cánh, lô hàng đã được Công ty Lê Hòa giao đến Công ty dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (TCS) để làm thủ tục và dán nhãn hàng nguy hiểm (DG Label- Dangerous Cargo Label).

Theo quy trình gửi hàng xuất, đường đi của lô hàng phải qua nhiều khâu. Đầu tiên người gửi xuất trình giấy tờ tại cổng bảo vệ sau đó đưa hàng vào khu vực tập kết của TCS và để đơn vị này tiến hành kiểm tra tờ khai. Trong trường hợp hàng có tính chất nguy hiểm (thường là những chất ăn mòn, súng đạn, pháo hoa, thuốc súng, chất phóng xạ, chất truyền nhiễm…), TCS có thể tiến hành kiểm tra đặc biệt, soi chiếu.

Bước tiếp theo, TCS sẽ cân, đo trọng lượng, khối lượng, rà lại quy cách đóng gói của kiện hàng có đảm bảo an toàn. Khi đã hoàn tất công đoạn này, đơn vị gửi hàng sẽ cầm tờ khai hàng hóa, tờ khai hải quan, các giấy phép liên quan đến hải quan kiểm tra.

Hải quan tiếp nhận lô hàng, kiểm tra bằng tay hoặc thông qua máy soi chiếu, sau đó hàng tiếp tục đến cửa an ninh hàng không soi chiếu và kiểm tra các giấy tờ liên quan.


Nhà kho chứa hàng của TCS

Nếu hàng không có vấn đề gì sẽ được TCS chất xếp vào thùng container đựng hàng để an ninh hàng không dán tem chứng nhận lô hàng đã hoàn tất các thủ tục kiểm tra. Cuối cùng, TCS sẽ đưa hàng lên máy bay.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra lô hàng chứa 229 kg ma túy lọt qua các khâu kiểm tra như thế nào để lên máy bay China Airlines lúc 17h30 ngày 16/11. Sau khi hạ cánh tại Đài Bắc lúc 3h20 ngày 17/11, lô hàng này đã được cơ quan chức trách Đài Loan mở, cho chó nghiệp vụ kiểm tra và các nhà điều tra đã phát hiện 600 bánh heroin được giấu trong 12 dàn loa. Mỗi dàn loa rỗng chứa 50 bánh và các bánh được phủ chocolate nhằm tránh bị chó nghiệp vụ phát hiện.

Dù đứng tên người gửi hàng nhưng phía Công ty Lê Hòa khẳng định, không phải là chủ nhân của lô hàng này. "Chúng tôi thực chất chỉ đứng ra làm dịch vụ thủ tục hải quan cho lô hàng. Do cơ quan điều tra đang làm rõ vụ việc nên Lê Hòa không thể tiết lộ danh tính chủ hàng", giám đốc Lê Hòa nói.

Đại diện của Korchina cũng chia sẻ thêm, lô hàng trên chưa được thanh toán chi phí. "Đáng lẽ lô hàng này phải trả tiền trước khi đặt chuyến bay, tuy nhiên, công ty Air Sea Worldwide là khách hàng quen và uy tín trong thanh toán nên công ty đã đồng ý cho đặt hàng. Còn việc Air Sea Worldwide liên hệ và làm việc với Công ty Lê Hòa trước đó như thế nào thì Korchina không hay biết", giám đốc Korchina nói.

Hiện, Air Sea Worldwide, TCS cũng như các cơ quan liên quan đều từ chối trả lời thông tin. Trước đó, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác nhận việc lô hàng nêu trên được đưa lên từ sân bay Tân Sơn Nhất và vụ việc đang điều tra nên chưa thể công bố chi tiết.

Chiều ngày 16/11, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước khẩn trương xác minh, làm rõ nguồn gốc số heroin được vận chuyển đi Đài Loan; tiến hành điều tra, mở rộng vụ án.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm